Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,967,735
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Địa chất học

Bùi Thị Thanh Loan, Nguyễn Mai Lựu, Nguyễn Huy Hoàng, Lê Văn Nam(1), Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Đắc Vệ, Lê Như Siêu, Đặng Hoài Nhơn, Trần Đức Thạnh

Một số đặc điểm môi trường trầm tích biển ven bờ Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam

Some Sedimentary Environment Characteristics in the Mong Cai Coastal Area, Quang Ninh Province, Vietnam

Các khoa học Trái đất và Môi trường - ĐHQG Hà Nội

2022

01

57-70

2615-9279

Đặc điểm môi trường trầm tích biển ven bờ Móng Cái được đánh giá qua thành phần cấp hạt, pH, Eh, đồng vị phóng xạ 226Ra, 210Pb, độ muối, oxy hòa tan. Vùng biển ven bờ Móng Cái chịu ảnh hưởng từ sông Ka Long tạo nên sự biến động về độ muối, pH nước biển, pH và Eh trầm tích, thành phần cấp hạt, tốc độ lắng đọng trầm tích ở ven bờ. Có 6 loại trầm tích phân bố ở ven bờ là cát thô, cát trung, cát mịn, cát rất mịn, bột thô và bột rất thô. Cát mịn phổ biến nhất ở tầng mặt, cát rất mịn phổ biến ở cột mẫu trầm tích cửa sông Ka Long, bột thô và bột rất thô phổ biến ở cột mẫu trầm tích ở Mũi Ngọc. Tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình ở cửa sông Ka Long (0,71 cm/năm) cao hơn so với ở Mũi Ngọc (0,27 cm/năm). Môi trường trầm tích biển ven bờ chia thành 3 nhóm, nhóm 1 ảnh hưởng của biển nhiều hơn của lục địa, nhóm 2 ảnh hưởng của lục địa nhiều hơn của biển, nhóm 3 ảnh hưởng của biển. Trong cột mẫu trầm tích chia thành 3 thời kỳ trầm tích. Thời kỳ đầu lắng đọng cát mịn, cát rất mịn và bột rất thô, từ độ sâu 52 – 80 cm ở cửa sông Ka Long và từ độ sâu 40 – 52 cm ở Mũi Ngọc. Thời kỳ giữa lắng đọng bột rất thô và bột thô, ở cửa sông Ka Long từ độ sâu 38 – 52 cm (1947 - 1877) có tốc độ lắng đọng trầm tích 0,08 - 0,31 cm/năm, ở Mũi Ngọc từ độ sâu 12 – 40 cm (1944 (12 cm)) có tốc độ lắng đọng trầm tích 0,09 cm/năm. Thời kỳ cuối lắng đọng bột rất thô, cát rất mịn, cát mịn, từ độ sâu 0 – 38 cm (2019 - 1961) ở cửa sông Ka Long có tốc độ lắng đọng trầm tích 0,34 - 1,62 cm/năm, ở Mũi Ngọc từ độ sâu 0 – 12 cm (2019 – 1966) có tốc độ lắng đọng trầm tích 0,07 - 0,51 cm/năm.

The sedimentary environment characteristics in Mong Cai coastal area were assessed through pH, Eh, grain sizes, 226Ra, 210Pb, S‰, DO parameters. Mong Cai coastal area is mostly influenced by Ka Long river system that makes changes in the salinity, pH of water, pH and Eh of sediment, grain sizes, and sedimentation rates in the coastal area. There were six sediment types in the coastal area which were coarse sand, medium sand, fine sand, very fine sand, very coarse silt, and coarse silt. Fine sand was common in surface sediments; very fine sand was dominant in sediment core at Ka Long river mount; coarse silt and very coarse silt were common in sediment core at Mui Ngoc. The average sedimentation rate at the Ka Long river mouth (0.72 cm/year) was higher than that at the Mui Ngoc (0.27 cm/year). The sedimentary environment was divided into 3 groups, the first group was marine characteristics higher than the terrigenous characteristic, the second group was terrigenous characteristics higher than marine characteristics, and the third group was marine characteristics. In sediment cores showed 3 stages. In stage 1, distribution fine sand, very fine sand, and very coarse silt, from 52 to 80 cm at the Ka Long river mouth and from 40 to 52 cm at the Mui Ngoc. In stage 2, distribution of very coarse silt, coarse silt, from 38 to 52 cm (1947 - 1877) at Ka Long river mouth with sedimentation rate from 0.08 to 0.31 cm/year, at the Mui Ngoc from 12 to 40 cm (1944 (12 -14 cm)) with sedimentation rate of 0.09 cm/year. In stage 3, distribution very coarse silt, very fine sand, fine sand, from 0 to 38 cm (1919 - 1961) at the Ka Long river mouth with sedimentation rate of 0.34 - 1.62 cm/year, at the Mui Ngoc from 0 to 12 cm (2019 – 1966) with sedimentation rate of 0.07 - 0.51 cm/year.

TTKHCNQG, CTv 175