Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,932,717
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Niệu học và thận học

Nguyễn Thị Việt Hà(1), Nguyễn Văn Phong, Trần Văn Khoa, Triệu Tiến Sang

Phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây bệnh thận đa nang

Genetic analysis links the diagnosis of carriers of the PKD1 mutation gene that causes polycystic kidney disease

Khoa học & công nghệ Việt Nam

2023

05B

1 - 5

1859-4794

Bệnh thận đa nang (Polycystic kidney disease - PKD) là một rối loạn di truyền, đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển của nhiều u nang trong thận, kèm theo tăng dần kích thước của cả 2 thận gây suy giảm chức năng và tiến triển dẫn đến suy thận. PKD di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể (NST) thường (Autosomal dominant polycystic kidney disease - ADPKD) là rối loạn di truyền phổ biến nhất với tỷ lệ ước tính khoảng 1/500-1/1000 tại các nước phương Tây [1], gây ra do đột biến gen PKD1 (MIM#601313) và PKD2 (MIM#173910), trong đó 85% nguyên nhân là do đột biến gen PKD1 [2]. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán đột biến gen PKD1 còn hạn chế và gặp khó khăn ngay từ khâu khuếch đại vùng gen đột biến bởi kích thước gen PKD1 lớn, có nhiều vị trí đột biến gen và có đến 6 vùng cấu trúc gen giả có độ tương đồng cao (97,7%) với trình tự từ 5’UTR cho đến exon 32 [3, 4]. Do đó, việc xây dựng phương pháp chẩn đoán mới có thể khắc phục những hạn chế của phương pháp truyền thống, với độ chính xác cao và ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại đột biến là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Hoàn thiện kỹ thuật phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây PKD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 11 đối tượng là thành viên của một gia đình có người mắc PKD mang gen đột biến PKD1. Tiến hành thiết kế mồi khuếch đại các trình tự lặp lại ngắn (STR) liên kết gen PKD1 và phân tích di truyền liên kết đối với các thành viên khác trong gia đình người bệnh. Kết quả của phương pháp này được so sánh, đối chiếu với kết quả của phương pháp Touchdown-PCR và ARMS-PCR, sau đó đưa ra kỹ thuật hoàn thiện. Kết quả: Nghiên cứu đã hoàn thiện được kỹ thuật phân tích di truyền liên kết phát hiện người mang gen đột biến PKD1 gây PKD.

Polycystic kidney disease (PKD) is an inherited disorder c-haracterised by the formation and growth of multiple cysts in the kidney, accompanied by a gradual increase in the size of both kidneys leading to impaired kidney function and renal failure. Autosomal dominant PKD is the most common genetic disorder with an estimated prevalence of 1/500-1/1000 in Western countries [1], caused by mutations in the PKD1 (MIM#601313) and PKD2 (MIM#173910), of which 85% of cases are caused by mutations in the PKD1 gene [2]. Because of the PKD1 gene’s enormous size, numerous mutations, and up to 6 structural pseudogenes, which share a high degree of similarity sequences (97.7%) f-rom the 5’UTR to exon 32 [3, 4], the methods for identifying PKD1 mutations are currently restricted and challenging f-rom amplifying the mutant gene area. Therefore, it is essential to cre-ate a novel diagnostic technique with high accuracy and broad applicability for various mutation types that may circumvent the shortcomings of the conventional method. Objective: To develop a genetic linkage analysis technique for detecting the person with PKD1 mutation causing PKD. Materials and methods: 11 members were f-rom a family with PKD1 gene mutations causing PKD. Designed PKD1 gene-linked STRs primers and conducted genetic linkage analysis with the family members. After comparing the outcomes of the technique with those of the Touchdown-PCR and ARMS-PCR methods, the complete technique is subsequently given. Results: Successfully developed the genetic linkage analysis technique for detecting the person with PKD1 mutation causing PKD.

TTKHCNQG, CVv 8

  • [1] P. Plurksathaporn (2015), Multiplex - STR panels comprehensive for a timely molecular diagnosis of ADPKD.,Genomics and Genetics, 8(2), pp.143-149.
  • [2] S. Li (1998), The polymorphism of two microsatellites closely linked to the locus for polycystic kidney disease 1 in Chinese population.,Chinese Journal of Medical Genetics, 15(6), pp.360-363.
  • [3] V.S. Le (2019), A Vietnamese human genetic variation database.,Human Mutation, 40(10), pp.1664-1675.
  • [4] J. Ott (1992), Strategies for c-haracterizing highly polymorphic markers in human gene mapping.,American Journal of Human Genetics, 51(2), pp.283-290.
  • [5] Nguyễn Thị Việt Hà (2020), Nghiên cứu chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi gen PKD1 gây bệnh thận đa nang di truyền trội.,Tạp chí Nội khoa Việt Nam, 18, tr.70-76.
  • [6] A. Dupuis (2009), Unified criteria for ultrasonographic diagnosis of ADPKD.,Journal of The American Society of Nephrology, 20(1), pp.205-212.
  • [7] M.Y. Chang (2013), Novel PKD1 and PKD2 mutations in Taiwanese patients with autosomal dominant polycystic kidney disease.,Journal of Human Genetics, 58(11), pp.720-727.
  • [8] G. Liu (2014), Molecular diagnosis of autosomal dominant polycystic kidney disease using next-generation sequencing.,The Journal of Molecular Diagnostics, 16(2), pp.216-228.
  • [9] Hà Hoàng Kiệm (2010), Bệnh thận đa nang di truyền, thận học lâm sàng.,tr.523-545.
  • [10] O. Symmons (2008), How segmental duplications shape our genome: Recent evolution of ABCC6 and PKD1 Mendelian disease genes.,Molecular Biology and Evolution, 25(12), pp 2601-2613.
  • [11] B.J. Loftus (1999), Genome duplications and other features in 12 Mb of DNA sequence f-rom human chromosome 16p and 16q.,Genomics, 60(3), pp.295-308.
  • [12] R. Magistroni (2003), Genotype-renal function correlation in type 2 autosomal dominant polycystic kidney disease.,Journal of The American Society of Nephrology, 14(5), pp.1164-1174.
  • [13] V.E. Torres (2007), Autosomal dominant polycystic kidney disease.,The Lancet, 369(9569), pp.1287-1301.