Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,932,717
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Sinh lý và dinh dưỡng thuỷ sản

Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (Bagarius rutilus) giai đoạn 70-500g nuôi lồng tại vùng hạ lưu sông Lô, tỉnh Phú Thọ

Effect of different feed on growth and survival rate of goonch catfish (Bagarius rutilus) of 70-500g stage in cage culture at the lower Lo river - Phu Tho province

Tạp chí khoa học - công nghệ thủy sản - Đại học Nha Trang

2020

4

105-112

1859 - 2252

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (Bagarius rutilus) giai đoạn 70-500g nuôi lồng tại vùng hạ lưu sông Lô – Phú Thọ. Cá chiên thí nghiệm có chiều dài ban đầu 22,0-23,5cm/con và khối lượng 70-72,5g/con được nuôi trong các lồng đặt trên sông, mỗi lồng có thể tích 9,0m3. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức về thức ăn gồm nghiệm thức 1 (NT1) sử dụng thức ăn viên công nghiệp dạng viên chìm; NT2 sử dụng 100% thức ăn cá tạp và NT3 sử dụng cá tạp 70% kết hợp giun quế tươi 30%, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Sau thời gian thí nghiệm 5 tháng, kết quả cho thấy cá chiên sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở NT3, tiếp đến là NT2 và thấp nhất ở NT1 (p<0,05). NT3 cá đạt khối lượng trung bình 542,7 g/con, chiều dài 29,7 cm/con và tỷ lệ sống 81,9% trong khi đó NT1 đạt khối lượng trung bình 456,4 g/ con và tỷ lệ sống đạt 59,7%. Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận hỗn hợp cá tạp kết hợp với giun quế hoặc cá tạp là thức ăn phù hợp để nuôi cá chiên, thức ăn công nghiệp sử dụng trong nghiên cứu này không thích hợp.

This study aimed to evaluate the effects of different feed on the growth and survival rate of goonch catfish (Bagarius rutilus) of 70-500g stage in cage culture at the lower Lo River - Phu Tho. The experimental goonch catfish with initial length of 22.0-23.5cm/individual and weight of 70-72.5g/individual were raised in cages placed on the river, each cage with a volume of 9.0m3. The experiment was arranged with 3 treatments on different feed. Treatment 1 (NT1) Using industrial submersible pellet-feed; Treatment 2 (NT2) Using 100% trash fish and treatment 3 (NT3) Using 70% trash fish and 30% fresh worms, each treatment was triplicated. After 5 months of experimental period, the results showed that goonch catfish obtained the highest growth and survival rate in NT3, follower by NT2 and the lowest in NT1 (p <0.05). In NT3, harvested fish had mean weight of 542.7g/individual, 29.7cm/individual in length and 81.9% survival rate, while in NT1 that were 456.4g/individual and 59.7% survival rate. From the experimental results, it can be concluded that combination of trash fish and earthworms or trash fish are suitable feed for goonch catfish culture, whilst industrial feed used in this study is not suitable.

TTKHCNQG, CVv 400

  • [1] Ngô Sĩ Hiệp (2015), Mô hình nuôi thương phẩm cá Chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn. Tạp chí Khoa học& Công nghệ, Nghệ An. Số 1, tr.24-28.,Tạp chí Khoa học& Công nghệ, Nghệ An. Số 1, tr.24-28.
  • [2] Lê Minh Hải (2012), Nuôi thương phẩm cá chiên trong ao đất.,Báo cáo kết quả đề tài, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Vinh.
  • [3] Nguyễn Văn Chung (2017), Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng.,Báo cáo tổng kết đề tài. Trung tâm giống thủy sản miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
  • [4] Võ Văn Bình (2014), Nghiên cứu nuôi cá chiên trong ao nước chảy và trên lồng trên sông.,Báo cáo kết quả đề tài cấp nhà nước. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
  • [5] Phạm Báu (2000), Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (oshima,1926); Cá Lăng chấm Hemibagrusguttatus (Lacépède, 1803); Cá ChiênBagarius yarrelli (Sykes, 1841).,Báo cáo tổng kết đề tài. Báo cáo kết quả đề tài cấp nhà nước. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
  • [6] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Phú Thọ: Nhiều loài cá tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị suy kiệt. www. monre.gov.vn/monreNet/default.aspx? Fabid=210 & idmid=&ItemID=27816.,
  • [7] (2000), Sách đỏ Việt Nam.,