Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,965,148
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nuôi trồng thuỷ sản

Trương Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Thị Nguyện, Tống Trần Huy, Chu Chí Thiết(1), Lê Thị Mây, Phan Thị Vân, Chu Chi Thiet(2)

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh

Potentials, current status and solutions to develop on-sand shrimp farming in Ha Tinh province

Tạp chí khoa học - công nghệ thủy sản - Đại học Nha Trang

2020

02

34-39

1859 - 2252

Hà Tĩnh có lợi thế và tiềm năng lớn trong phát triển nghề nuôi tôm trên cát, với diện tích đất cát có thể đưa vào phát triển nuôi tôm thâm canh từ nay đến 2030 là 1.244 ha. Hơn nữa, nguồn nước cấp lấy vào nuôi tôm không phụ thuộc vào chế độ thủy triều mà có thể lấy trực tiếp từ biển, đồng thời nước biển có độ trong và sạch. Với những lợi thế có được thì mô hình nuôi tôm trên cát đã thành công và phù hợp tại địa phương, sản lượng đạt từ 7 - 20 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm trên cát bắt đầu từ 2005 và đến 2018 diện tích nuôi đạt 38,4 - 50% so với kế hoạch tổng thể quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020. Trong quá trình triển khai cũng đã nhận thấy một số tác động xấu từ hoạt động nuôi tôm trên cát đến môi trường như ô nhiễm môi trường (biển và nước ngầm) do chất thải từ nuôi tôm trên cát, mặn hoá đất, nước ngầm và cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm. Để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh trước hết cần tiến hành đồng bộ một số nhóm giải pháp trong đó ưu tiên quan tâm đến giải pháp quản lý và kỹ thuật. Quản lý đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hợp lý, hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và an toàn môi trường. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, mô hình ít thay nước vào nuôi tôm; quản lý môi trường và kiểm soát dịch bệnh.

Owning 1,244 hectares of sandy land that can be used for intensive shrimp farming, until 2030, Ha Tinh has great advantages and potentials to develop on-sand shrimp farming. Additionally, the water supply for shrimp farming is clear and clean, which can be taken directly from the sea regardless of the tidal range’s magnitude. With these advantages, the model of on-sand shrimp farming has been proved to be successful and suitable for local fi shermen with the output reached 7 - 20 tons/ha. The model of on-sand shrimp farming started from 2005. Until 2018, the farming area reached 38.4 - 50% compared to the master plan for the period of 2015 - 2020. In the shrimp farming process, some negative impacts on environment caused by shrimp farming have been recorded (sea water and groundwater) due to waste from on-sand shrimp including soil salinization and depletion of fresh and groundwater resources. To promote the sustainable development of on - land shrimp in Ha Tinh, some synchronous technical solutions and management were required. Investment in infrastructure must be synchronous, economic, social security and environmental safety. In addition, it is required to apply eco - shrimp farming model which requires less water, energy saving, environmental management and disease control.

TTKHCNQG, CVv 400

  • [1] Sheikh B.A., Sofi T.A., Ahmad F. (2014), “Ecology of the Asian tapeworm, Bothriocephalus acheilognathi Yamaguti, 1934 of fi shes in the Dal lake of Srinagar, Kashmir”.,International Journal of Fisheries and Aquatic Studies 2014, 2(1): 164 - 171
  • [2] Vo The Dung, Jitra Wikagu, Bui Ngoc Thanh, Dung Thi Vo, Duy Nhat Nguyen, Darwin Murrell K. (2014), “Endemicity of Opisthorchis viverrini Liver Flukes, Vietnam, 2011 - 2012”.,Journal of Emerging Infectious Diseases, 20(1): 152 - 153.
  • [3] (2012), Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt quy hoạch nuôi tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030.,
  • [4] (2017), “Báo cáo hiện trạng sản xuất và một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát tại các tỉnh duyên hải miền Trung”.,Báo cáo phục vụ Hội nghị tại Hà Tĩnh ngày 16/5/2017.
  • [5] Bùi Thị Nga; Nguyễn Văn Mạnh (2014), “Đánh giá và biện pháp quản lý ô nhiễm bùn đáy ao nuôi thâm canh tôm tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau”.,Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 23: 91-98.
  • [6] Vũ Thị Hiền. (2004), “Chất thải trong nuôi trồng thủy sản và biện pháp giảm thiểu”.,Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học Viện Khí tượng Thủy văn năm 2004.