Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,327,605
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Kỹ thuật và thiết bị y học

Mô phỏng cải tiến kênh vi lưu ứng dụng phân tách tế bào ung thư từ dòng máu sử dụng phương pháp bất điện di

A simulation to improve the microfluidic channel applying for the separation of cancer cells from bloodstream using the dielectrophoresis method

Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2022

02

96-103

1859-2171

Phát hiện các tế bào ung thư tuần hoàn (CTCs) đã nổi lên như một giải pháp hấp dẫn trong nhận diện sớm ung thư. Thông thường, các tế bào CTCs, cũng như các tế bào ung thư khác có kích thước lớn hơn các tế bào bình thường. Nghiên cứu này trình bày các khảo sát số của một kênh vi lưu liên tục kết hợp phương pháp bất điện di (DEP) trong việc phân tách CTCs. Các điều kiện thích hợp của điện trường kích thích và lưu lượng dòng chảy trong vi kênh đã được áp dụng để cách ly hiệu quả các tế bào CTCs khỏi các tế bào bình thường trong mẫu máu. Hiệu suất của quá trình phân tách CTCs được đánh giá thông qua quan sát các quỹ đạo dịch chuyển tế bào. Một số thiết kế vi kênh cũng được xem xét để tìm kiếm cấu hình tối ưu. Các kết quả đã chứng tỏ rằng, các tế bào CTCs có thể phân tách khỏi các tế bào máu thường (gồm WBCs, RBCs, PLTs) với các hệ số thu hồi và tính tinh khiết xuất sắc tại một kênh có độ cao phù hợp và một lưu lượng dòng vận chuyển tế bào máu lên tới 10 μL/min. Nghiên cứu có thể cung cấp những hiểu biết giá trị cho thiết kế các thiết bị vi lưu để bắt các tế bào ung thư trong các ứng dụng y sinh khác nhau.

Detecting circulating tumor cells (CTCs) has emerged as an attractive solution in the early identification of cancers. Typically, CTCs as well as cancerous cells are significant bigger than normal blood cells in size. This study presents computational investigations of a DEP method-integrated continuous microfluidic channel for the CTCs separation. Appropriate excitation potential and volumetric throughput conditions were applied to effectively isolate CTCs from normal cells in blood samples. The performance of the separation process was evaluated by observing the cell trajectories. Various channel designs were also considered to find the optimal configuration. The results indicated that CTCs would be separated from blood cells (including WBCs, RBCs, PLTs) with very excellent recovery and purity rates at a suitable channel height and a bloodstream flow rate up to 10 μL/min. The study can provide valuable insights into the design of the microfluidic devices to capture cancerous cells in different bio-applications.

TTKHCNQG, CTv 178