Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,108,851
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Đánh giá thực trạng các loại hình sử dụng đất trồng cà phê tỉnh Đắk Lắk

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2021

12

115 - 123

1859-4581

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Trung bộ, nổi tiếng với dải đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp vói nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như cà phê, tiêu, điều... với diện tích cà phê năm 2018 là 203.063 ha được phân bố ở tất cả các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Với 5 loại hình sử dụng đất (LUT) trồng cà phê chính là trồng thuần chiếm 80,51% diện tích, xen tiêu chiếm 9,47%, xen mắc ca 3,35%, xen bơ chiếm 4,12%, xen sầu riêng chiếm 2,36% diện tích cà phê. Hiệu quả kinh tế 5 loại sử dụng đất trồng cà phê cho thấy loại hình trồng xen cho hiệu quả cao hơn trồng thuần, có giá trị gia tăng từ 78,38 - 313,02 triệu đồng/ha, hiệu quả đồng vốn từ 0,83 - 2,56 lần. Hiệu quả xã hội các cây trồng xen tạo ra thêm sản phẩm cho địa phương ngoài sản phẩm cà phê, giải quyết được nguồn lao động nhàn rỗi, phù hợp với tập quán của người dân, đầu tư ít hơn các cây trồng khác nhưng cho thu nhập cao trong thời kỳ kinh doanh. Hiệu quả môi trường làm tăng độ che phủ đất. Loại hình sử dụng đất cà phê xen bơ có độ che phủ 71,73%, thấp hơn so với LUT3 xen tiêu 75,64%, LUT 5 xen sầu riêng 82,53% và LUT2 xen mắc ca 85,95%. Riêng đối với loại hình cà phê xen mắc ca có độ che phủ đạt 85,95% cao nhất so với các loại hình trồng xen, cà phê thuần có độ che phủ 72,15% thấp hơn so với loại hình sử dụng đất trồng xen. Trong thời gian tới tiếp tục nhân rộng các loại hình sử dụng sử dụng đất trồng xen (mắc ca, tiêu, sầu riêng, bơ) có hiệu quả ra các vùng trồng cà phê trồng thuần góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê toàn tỉnh.

TTKHCNQG, CVv 201