Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,059,699
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

87

Nghiên cứu quy hoạch, phát triển đô thị

Phan Chí Nguyện, Phạm Thanh Vũ(1), Nguyễn Văn Hiếu

Xác định yếu tố tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2016 đến 2021 tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Identification of factors affecting the results of agricultural land use plan implementation of the 2016- 2021 period in Phong Dien District, Can Tho City

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2023

CĐMT

160-170

1859-2333

Bài báo này được thực hiện nhằm tìm hiểu những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (KHSDĐ-NN) của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Các số liệu về KHSDĐ-NN, thống kê, kiểm kê đất đai được thu thập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. Một cuộc đánh giá nông thôn có sự tham gia được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện KHSDĐ-NN thông qua công cụ SWOT. Sau đó, 20 chuyên gia được tham vấn để xác định mức độ ảnh hưởng bằng phương pháp đánh giá đa tiêu chí. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2016-2021 kết quả thực hiện KHSDĐ-NN nhiều chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch đề ra. Qua đó, 3 yếu tố chính và 14 yếu tố phụ tác động đến việc thực hiện KHSDĐNN đã được xác định. Trong đó, yếu tố về tập quán canh tác, chi phí chuyển đổi, sự yếu kém của đơn vị tư vấn là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Từ đó, 12 giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thực hiện KHSDĐ-NN được đề xuất. Trong đó, các giải pháp về thay đổi tư duy tập quán canh tác, chính sách hỗ trợ chuyển đổi và chính sách cơ chế đặc thù của địa phương xây dựng huyện du lịch sinh thái cần được ưu tiên thực hiện.

This article aims to determine the factors affecting the results of the agricultural land use plan (ALUP) implementation of Phong Dien district, Can Tho city, which is based on proposing solutions to improve the efficiency of ALUP implementation. The data about ALUP, statistics and land inventory were collected in 2016-2021. A participatory rural appraisal was carried out to identify the factors affecting the results of ALUP implementation by SWOT tools. Then, 20 experts were consulted to determine the level of influence of the multi-criteria evaluation method. The results showed that in 2016-2021, the results of ALUP implementation did not meet to many land use plan targets. Thereby, three main factors and 14 sub-factors affecting ALUP implementation were identified. The factors of farming practices, conversion costs, and the weakness of the consulting unit were the factors that affected greatly. Since then, the research has proposed 12 solutions to improve efficiency for the ALUP implementation in the future. In which, priority was given to implementing solutions on changing mindsets on farming practices, policies to support change, and specific mechanism building for the district

TTKHCNQG, CVv 403