



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
87
Cây công nghiệp và cây thuốc
BB
Phạm Thị Thu Hà, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Lê Xuân Hưng, Phạm Anh Hùng, Phạm Hùng Sơn, Lê Quỳnh Mai, Trần Thị Minh Hằng, Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Thiện Cường, Lưu Minh Loan, Đoàn Thị Nhật Minh
Nghiên cứu quá trình sinh trưởng và năng suất chè vụ đông tại khu trồng chè ở Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
Research on the growth process and productivity of winter tea in growing area in Hoa Lac, Thach That, Hanoi
Khí tượng Thủy văn
2024
768
78-87
2525-2208
Nghiên cứu đánh giá quá trình sinh trưởng và năng suất của cây chè trồng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Hòa Lạc. Nghiên cứu được bố trí tại khu vườn chè Hòa Lạc, theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn đầy đủ (RCBD), thực hiện với 3 công thức thí nghiệm: CT1 (đối chứng, canh tác truyền thống của người dân), CT2 (phân hữu cơ + phân bón lá Organomix với tỉ lệ 1:500), CT3 (phân hữu cơ + phân bón lá Organomix với tỉ lệ 1:300), với 3 lần lặp lại, trên diện tích 360 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón lá Organomix với tỷ lệ và cách bón phù hợp (phun cả lá và gốc) đã góp phần cải thiện tốc độ tăng trưởng chiều dài thân cây, chiều rộng tán, đường kính gốc và chỉ số diện tích lá của cây chè. Chỉ số SPAD (phản ánh gián tiếp hàm lượng diệp lục có trong lá) không có sự khác biệt nhiều giữa các công thức. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây chè cao nhất ở CT3, gấp 1,45 lần năng suất ở CT2 và 1,5 lần so với CT1 (ĐC). Chỉ tiêu hóa lý và hàm lượng kim loại nặng trong chè khô tại 3 công thức đều đạt theo tiêu chuẩn quy định trong TCVN 11041-6:2018 và QCVN 8-2:2011.
This study evaluates the growth process and yield of tea plants grown at Vietnam National University, Hanoi, Hoa Lac. The research was conducted in the Hoa Lac tea garden, arranged in a completely randomized block design (RCBD), with three experimental treatments: CT1 (control, traditional cultivation by local farmers), CT2 (organic fertilizer + Organomix foliar fertilizer at a ratio of 1:500), and CT3 (organic fertilizer + Organomix foliar fertilizer at a ratio of 1:300), each with three replications, on an area of 360 m². The research results show that using Organomix fertilizer at the appropriate ratio and fertilization method (spray both leaves and roots) has contributed to improve the growth rate of stem length, canopy width, trunk diameter, and the leaf area index of tea plants. There was no difference in the SPAD index (indirectly reflects the chlorophyll content in leaves) among the treatments. Productivity and yield components of tea plants are highest in CT3, 1.45 times higher than CT2 and 1.5 times higher than CT1 (Control). The physicochemical indicators and heavy metal content in tea leaves in all three treatments met the standards specified in TCVN 11041-6:2018 and QCVN 8-2:2011.
TTKHCNQG, CVt 39