



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
Tâm thần học
Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Hoa, Nguyễn Võ Trà Mi, Trần Thị Quỳnh Tâm, Lê Thị Lan, Lê Vũ Văn Bản, Nguyễn Đức Dân, Hồ Thị Linh Đan, Nguyễn Hoàng Ngân(1) Hà, Trịnh Thị Việt Hằng, Võ Thị Tố Nga, Đỗ Thanh Tuyền, Nguyễn Đỗ Lam Phương
Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế
2021
2
60-69
1859-3836
Hiện nay, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới. Tuổi già làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là các rối loạn về tâm thần. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và tìm hiểu một số yếu tố liên quan với trầm cảm ở người cao tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 760 người cao tuổi ở một số xã phường tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 1/2020 đến tháng 8/2020. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi bao gồm các thông tin về nhân khẩu-xã hội học, thang đo trầm cảm (GDS-30), tình trạng sức khỏe và hoạt động thể lực. Hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định yếu tố liên quan với trầm cảm ở người cao tuổi. Kết quả: Tỷ lệ mắc trầm cảm ở người cao tuổi là 28,6% (KTC 95%: 25,3- 31,7). Trong đó, 23,6% trầm cảm nhẹ và 5% trầm cảm nặng. Nguy cơ cao hơn được nhận thấy ở các nhóm có tình trạng kinh tế thấp (nghèo/cận nghèo) (OR =2,51; 95% CI: 1,15 - 5,48), sống một mình (OR =2,43; 95%CI: 1,02 - 5,78), mắc bệnh mạn tính (≥2 bệnh với OR =1,59; 95% CI: 1,01 - 2,52), tình trạng sức khỏe tự đánh giá chưa tốt (OR =2,34; 95% CI: 1,50 - 3,66), chưa hài lòng về sức khỏe (OR=2,55; 95% CI:1,59 - 4,08), hoạt động thể lực không đạt (OR =2,79; 95% CI: 1,83 - 4,27) và chất lượng cuộc sống thấp (OR = 2,79; 95% CI: 1,84 -4,24). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người cao tuổi mắc trầm cảm là phổ biến tại cộng đồng. Do đó, chiến lược ưu tiên giảm tỷ lệ mắc trầm cảm cần được thực hiện, đặc biệt là ở các nhóm nguy cơ cao.
TTKHCNQG, CVv 454
- [1] Skevington S.M., Lofty M., O’Connell K.A (2004), The World Health Organization’s WHOQOL-BREF quality of life assessment: Psychometric properties and results of the international field trial a report from the Whoqol Group,Qual Life Res
- [2] Shu-Yu Tai. et al. (2014), A Community-Based Walk-In Screening of Depression in Taiwan,The Scientific World Journal 2014
- [3] Sivertsen H. et al. (2015), Depression and Quality of Life in Older Persons: A Review,Dement Geriatr Cogn Disord
- [4] Millán-Calenti J.C. et al. (2012), Depressive symptoms and other factors associated with poor selfrated health in the elderly: gender differences,Geriatr Gerontol Int
- [5] Ocampo J.M. (2010), Self-rated health: importance of use in elderly adults,Colomb Med
- [6] Riebe D. et al. (2005), Physical activity, physicalfunction, and stages of change in older adults,Am J Health Behav
- [7] Stahl S.T. et al. (2017), Living alone and depression: the modifying role of the perceived neighborhood environment,Aging Ment Health
- [8] Xiu-Ying H. et al. (2012), Living arrangements and risk for late life depression: a meta-analysis of published literature,Int J Psychiatry Med
- [9] Đỗ Văn Diệu, Võ Văn Thắng (2015), Các yếu tố liên quan trầm cảm ở người cao tuổi tại huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi năm 2015,Tạp chí Y học cộng đồng 2017
- [10] Padayachey U., Ramlall S., Chipps J. (2017), Depression in older adults: Prevalence and risk factors in a primary health care sample Practice,South African Family
- [11] Li N. et al. (2018), Prevalence and factors associated with mild cognitive impairment among Chinese older adults with depression,Geriatr Gerontol Int
- [12] (2016), Tỷ lệ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng,Tạp chí Y học Tp. HCM 2016
- [13] (2019), GPAQ: Global Physical Activity Questionnaire (version2.0),http://www.who.int/chp/steps/resources/ GPAQ_Analysis_Guide.pdf
- [14] (2019), EuroQol Research Foundation. EQ-5D-5L User Guide: Basic information on how to use the EQ-5D-5L instrument,Rotterdam, The Netherlands
- [15] Mai V.Q., Sun S., Minh H.V. et al. (2020), An EQ5D-5L Value Set for Vietnam,Quality of Life Research, .https://doi.org/10.1007/s11136- 020-02469-7.
- [16] Jongenelis K., Pot A. M. et al. (2005), Diagnostic accuracy of the original 30‐item and shortened versions of the Geriatric Depression Scale in nursing home patients.,International journal of Geriatric Psychiatry
- [17] McDowell I. (2006), Measuring Health: A Guide to Rating Scales and Questionnaires, 3rd edition,
- [18] Nguyễn Hoàng Thùy Linh, Võ Văn Thắng, Đoàn Vương Diễm Khánh (2013), Nghiên cứu tình hình rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Thành phố Huế,Tạp chí Y học Thực hành
- [19] Trần Quỳnh Anh, Tạ Đình Cao, Cao Văn Tuân (2017), Rối loạn trầm cảm ở người trưởng thành xã Chiềng Đen thành phố Sơn La tỉnh Sơn La năm 2017,Tạp chí Nghiên cứu y học 2018
- [20] Lan.H.N., Thuy N.T.T (2020), Depression among ethnic minority elderly in the Central Highlands, Vietnam,Health Psychology Open.
- [21] Huỳnh Ngọc Vân Anh (2017), Trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai,Hội nghị khoa học kỹ thuật lần 34
- [22] Rong J. et al. (2019), Correlation between depressive symptoms and quality of life, and associated factors for depressive symptoms among rural elderly in Anhui, China,Clin Interv Aging
- [23] Zhang Y., Chen Y., Ma L. (2017), Depression and cardiovascular disease in elderly: Current understanding,Journal of Clinical Neuroscience 2018
- [24] Bùi Quang Huy (2016), Rối loạn trầm cảm,
- [25] (2017), Depression and other common mental disorders - Global health estimates,
- [26] Tran, TBN, Baryshevab, GA, Shpekht, LS (2016), The care of elderly people in Vietnam,The Europian Proceedings of Social & Behavioral Science. Available at: http:// earchive.tpu.ru/bitstream/11683/33344/1/dx.doi.org10.15405-epsbs.2016.02.63.pdf
- [27] Murray C. J. L. and Lopez A.D. (1997), Alternative projections of mortality and disability by cause 1990-2020: Global Burden of Disease Study,The Lancet
- [28] VNCA and UNFPA (2019), Towards a Comprehensive National Policy for an Aging Vietnam, Hanoi: Vietnam National Committee on Aging & the United Nations Population Fund.,
- [29] (2019), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ 01 tháng 04 năm 2019.,
- [30] (2016), Kế hoạch 139/KH-BYT Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020 ban hành ngày 11 tháng 03 năm 2016,
- [31] (2012), Ageing in the Twenty-First Century: A Celebration and A Challenge,
- [32] (2009), Điều 2 Luật số 39/2009/QH12, Luật Người cao tuổi,
- [33] Xu T. et al (2019), Prevalence and Potential Associated Factors of Depression among Chinese Older Inpatients,J Nutr Health Aging
- [34] Nguyễn Hằng Nguyệt Vân và cộng sự (2019), Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi huyện Chương Mỹ, Hà Nội, năm 2019,Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển