Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,978,154
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học y, dược

BB

Nguyễn Ngọc Linh, Vũ Ngọc Khánh, Lê Huyền Trâm, Trần Thu Hương(2), Vũ Quốc Mạnh(1), Hà Mạnh Tuấn

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI THỔ HOẮC HƯƠNG AGASTACHE RUGOSA (FISCH. & C.A.MEY.) KUNTZE

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển

2024

3

91-97

Agastache rugosa (Fisch. & C.A.Mey.) Kuntze là một trong các loài hoắc hương được tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) và còn có tên gọi khác là thổ hoắc hương. A. rugosa là cây thân cỏ có mùi thơm, phân bố phổ biến ở các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Loài dược liệu này từ lâu được sử dụng trong Y học cổ truyền ở các quốc gia này để điều trị các chứng đau bụng, nghẹt mũi, ớn lạnh, tiêu chảy và buồn nôn. Các nghiên cứu hóa thực vật của loại cây này cho thấy sự có mặt của các chất chuyển hóa chuyên biệt bao gồm flavonoid, phenylpropanoid, lignan và terpenoid, với các hoạt tính sinh học hữu ích như chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng, kháng khuẩn, chống trầm cảm, chống ung thư, kháng virus, cũng như tác dụng trong điều trị bệnh hen xuyễn và điều hòa tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên đều thuộc về các loài A. rugosa có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Việt Nam, hiện nay chỉ có duy nhất một nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu được chiết xuất từ lá và hoa của loài A. rugosa. Bài báo này tổng kết lại tất cả các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài A. rugosa đã được công bố cho đến nay.

  • [1] Zou, Z., & Cong, P. (1991), Studies on the chemical constituents f-rom roots of Agastache rugosa,Acta Pharmaceutica Sinica
  • [2] Zielińska, S., & Matkowski, A. (2014), Phytochemistry and bioactivity of aromatic and medicinal plants f-rom the genus Agastache (Lamiaceae),Phytochemistry Reviews
  • [3] Tuan, P. A., Park, W. T., Xu, H., Park, N. I., & Park, S. U. (2012), Accumulation of tilianin and rosmarinic acid and expression of phenylpropanoid biosynthetic genes in Agastache rugosa,Journal of Agricultural Food Chemistry
  • [4] Seo, Y. H., Kang, S.-Y., Shin, J.-S., Ryu, S. M., Lee, A. Y., Choi, G., … Lee, D. (2019), Chemical constituents f-rom the aerial parts of Agastache rugosa and their inhibitory activities on prostaglandin E2 production in lipopolysacc-haride-treated RAW 264.7 macrophages,Journal of Natural Products
  • [5] Park, S., Kim, N., Yoo, G., Kim, Y., Lee, T. H., Kim, S. Y., & Kim, S. H. (2016), A new flavone glycoside f-rom the leaves of Agastache rugosa (Fisch. & CA Mey.) Kuntze,Biochemical Systematics Ecology
  • [6] Min, B. S., Hattori, M., Lee, H. K., & Kim, Y. H. (1999), Inhibitory constituents against HIV-1 protease f-rom Agastache rugosa,Archives of Pharmacal Research
  • [7] Loi, D. T. (), Medicinal Plants and Prescriptions f-rom Vietnam,Science Technology Publishers
  • [8] Li, H. Q., Liu, Q. Z., Liu, Z. L., Du, S. S., & Deng, Z. W. (2013), Chemical composition and nematicidal activity of essential oil of Agastache rugosa against Meloidogyne incognita,Molecules
  • [9] Lee, H.-K., Oh, S.-R., Kim, J.-I., Kim, J.-W., & Lee, C.-O. (1995), Agastaquinone, a new cytotoxic diterpenoid quinone f-rom Agastache rugosa,Journal of Natural Products
  • [10] Lee, H.-K., Byon, S.-J., Oh, S.-R., Kim, J.-I., Kim, Y.-H., & Lee, C.-O. (1994), Diterpenoids f-rom the roots of Agastache rugosa and their cytotoxic activities,Korean Journal of Pharmacognosy
  • [11] Lee, C., Kim, H., & Kho, Y. (2002), Agastinol and agastenol, novel lignans f-rom Agastache rugosa and their evaluation in an apoptosis inhibition assay,Journal of Natural Products
  • [12] Lam, V. P., Lee, M. H., & Park, J. S. (2020), Optimization of indole-3-acetic acid concentration in a nutrient solution for increasing bioactive compound accumulation and production of Agastache rugosa in a plant factory,Agriculture
  • [13] Itokawa, H., Suto, K., & Takeya, K. (1981), Structures of isoagastachoside and agastachin, new glucosylflavones isolated f-rom Agastache rugosa,Chemical Pharmaceutical Bulletin
  • [14] Hong, M. J., Kim, J. H., Kim, H. Y., Kim, M. J., & Kim, S. M. (2020), Chemical composition and biological activity of essential oil of Agastache rugosa (Fisch. & CA Mey.) O. Kuntze,Korean Journal of Medicinal Crop Science
  • [15] Hong, J.-J., Choi, J.-H., Oh, S.-R., Lee, H.-K., Park, J.-H., Lee, K.-Y., … Oh, G. T. (2001), Inhibition of cytokine-induced vascular cell adhesion molecule-1 expression; possible mechanism for anti-atherogenic effect of Agastache rugosa,FEBS Letters
  • [16] Han, D.-S., Kim, Y.-C., Kim, S.-E., Ju, H.-S., & Byun, S.-J. (1987), Studies on the diterpene constituent of the root of Agastache rugosa O. Kuntze,Korean Journal of Pharmacognosy
  • [17] Han, D.-S., & Byon, S.-J. (1988), Triterpene f-rom the Roots of Agastache rugosa (II),Korean Journal of Pharmacognosy
  • [18] Gong, H., Zhou, X., Zhu, M., Ma, X., Zhang, X., & Tian, S. J. (2012), Constituents of essential oil isolated f-rom the dried flower and leaf of Agastache rugosa (Fisch. et Mey) f-rom Xinjiang,Journal of Essential Oil and Botanical Products
  • [19] Dung, N. X., Cu, L. D., Thai, N. H., Moi, L. D., Van Hac, L., & Leclercq, P. A. (1996), Constituents of the leaf and flower oils of Agastache rugosa (Fisch. et Mey) O. Kuntze f-rom Vietnam,Journal of Essential Oil Research
  • [20] Cao, P., Xie, P., Wang, X., Wang, J., Wei, J., & Kang, W.-y. (2017), Chemical constituents and coagulation activity of Agastache rugosa,BMC Complementary Al-ternative Medicine
  • [21] An, J. H., Yuk, H. J., Kim, D.-Y., Nho, C. W., Lee, D., Ryu, H. W., & Oh, S.-R. (2018), Evaluation of phytochemicals in Agastache rugosa (Fisch. & CA Mey.) Kuntze at different growth stages by UPLC-QTof-MS,Industrial Crops Products