Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,935,059
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Động vật học

Triệu Anh Tuấn, Thái Thanh Bình(1), Trần Anh Tuấn, Cù Văn Đông

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá chiên (Bagarius rutilus) nuôi lồng giai đoạn 70-500g tại hạ lưu sông Lô, tỉnh Phú Thọ

Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Hùng Vương)

2020

3

77-84

1859-3968

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) giai đoạn 70-500g nuôi lồng tại vùng hạ lưu sông Lô - Phú Thọ. Cá Chiên thí nghiệm có chiều dài ban đầu từ 22,0-23,0 cm/con và khối lượng từ 70-72 g/con được bố trí nuôi trong các lồng đặt trên sông, mỗi lồng có thể tích 9,0m3. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức về mật độ, nghiệm thức 1 (NT1) Mật độ thả 12 con/m3, NT2 Mật độ thả 16 con/m3; NT3 Mật độ thả 20 con/m3, các thí nghiệm kéo dài trong thời gian 5 tháng. Kết quả thí nghiện cho thấy cá chiên sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao nhất ở NT1, cá đạt khối lượng 542,68 g/con, chiều dài 35,42 cm/con và tỷ lệ sống 85,5%, ở NT3 cá sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, đạt khối lượng 512,37 g/con và tỷ lệ sống đạt 68,5%. Cá chiên nuôi với mật độ cao tăng trưởng chậm hơn so với cá mật độ thấp, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ nuôi từ 12-16 con/m3 là phù hợp với cá chiên thương phẩm giai đoạn 70 -500g nuôi lồng.

TTKHCNQG, CVv 466

  • [1] Nguyễn Văn Chung (2017), Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng. Báo cáo tổng kết đề tài.,Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.
  • [2] Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Kiêm Sơn, Tạ Thị Bình, Trần Thị Kim Ngân (2017), Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá Ngạnh - Cranoglanis bouderius (Ric-hardson, 1846) nuôi tại Nghệ An.,Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, 1A(46), 70-77.
  • [3] Lê Minh Hải (2012), Nuôi thương phẩm cá chiên trong ao đất. Báo cáo kết quả đề tài cấp cơ sở.,Khoa Thủy sản, Trường Đại học Vinh.
  • [4] Ngô Sĩ Hiệp (2015), Mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn.,Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nghệ An, 1, 24-28.
  • [5] (2007), Phú Thọ: Nhiều loài cá tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị suy kiệt.,Truy cập từ .
  • [6] Cao F., Liu Z., Luo Z.J. (2009), Effects of sea water temperature and salinity on the growth and survival of juvenile Meretrix meretrix Linnaeus.,Journal of Applied Ecology, 20(10), 2545-2550.
  • [7] Jara R., Pazos A. J., Abad M., Garcia-Martin L. O., Sanchez J. L. (1997), Growth of clam seed (Ruditapes decussatus) reared in the wastewater effluent f-rom a fish farm in Galicia (N. W. Spain).,Aquaculture, 158, 247-262
  • [8] Võ Văn Bình (2014), Nghiên cứu nuôi cá chiên trong ao nước chảy và trên lồng trên sông.,Báo cáo kết quả đề tài cấp Nhà nước. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.
  • [9] Phạm Báu (2000), Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima,1926); Cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803); Cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841).,Báo cáo kết quả đề tài cấp Nhà nước. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.
  • [10] Mai Đình Yên (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam.,
  • [11] (2000), Sách Đỏ Việt Nam.,
  • [12] Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ (2001), Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt: Tập 1.,