Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,932,717
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Tiêu hoá và gan mật học

BB

Nguyễn Thị Việt Hà(1), Ninh Quốc Đạt, Nguyễn Hoài Thương

Kết quả điều trị viêm tụy cấp có rối loạn đông máu ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Outcomes of acute pancreatitis with coagulation disorders in children at the National Children’s Hospital

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2024

05

142-150

2354-080X

Viêm tụy cấp là tình trạng tổn thương viêm nhu mô tuyến tụy cấp tính, xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, có khả năng tự giới hạn nhưng có thể tiến triển nặng với nhiều biến chứng tại chỗ và toàn thân. Sự thay đổi của các yếu tố đông máu đã được báo cáo ở nhiều bệnh nhân mắc viêm tụy cấp. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận xét kết quả điều trị viêm tụy cấp có rối loạn đông máu ở trẻ em. Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh trên 53 trẻ được chẩn đoán viêm tụy cấp theo tiêu chuẩn Atlanta sửa đổi năm 2012 và có ít nhất một xét nghiệm đông máu nằm ngoài giới hạn bình thường theo tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2022 đến tháng 07/2023. Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai và trẻ gái lần lượt là 52,8% và 47,2% với tuổi trung vị là 5,5 tuổi. 92,5% trẻ đáp ứng với điều trị nội khoa đơn thuần, 86,8% trẻ khỏi hoàn toàn và 13,2% trẻ tái phát. 56,6% bệnh nhân có nồng độ D-Dimer ≥ 5000 ng/mL. Tỷ lệ tụ dịch quanh tụy và dịch tự do ổ bụng ở nhóm này lần lượt là 76,7% và 83,3% cao hơn so với nhóm có nồng độ D-Dimer < 5000 ng/mL (43,5% và 52,2%). Thời gian nằm viện ở nhóm trẻ có nồng độ D-Dimer ≥ 5000 ng/mL (12,5 ngày (IQR: 8 - 17 ngày)) dài hơn so với nhóm có nồng độ D-Dimer < 5000 ng/mL (9 ngày, IQR: 7,5 - 13 ngày); tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ khỏi bệnh và tái phát giữa hai nhóm.

Acute pancreatitis is a severe inflammation of the pancreas presented with a high morbidity and mortality rate if accompanied by severe local and systemic complications. Alterations in coagulation factors have been reported during acute pancreatitis. The objective of the study is to evaluate the outcomes of AP with coagulation disorders in children at the National Children's Hospital from January 2022 to July 2023. A descriptive study was conducted in 53 children diagnosed with acute pancreatitis according to the 2012 revised Atlanta criteria. These children exhibited at least one coagulation test result outside the age-appropriate range. Among the participants, 52.8% were male and 47.2% were female, with a median age of 5.5 years old. The findings indicate that 92.5% of patients responded positively to single medical management, with 86.8% achieving complete recovery and 13.2% experiencing relapses. Among D-Dimer concentrations exceeding 5000 ng/mL group, the rates of peripancreatic fluid collection (76.7%) and free intraabdominal fluid (83.3%) were higher compared to those with D-Dimer concentrations below 5000 ng/mL, (43.5% and 52.2%, respectively). The duration of hospitalization in a higher D-Dimer levels group was longer (12.5 days (IQR: 8 - 17 days)) than the lower one (9 days (IQR: 7.5 - 13 days)). Nevertheless, no disparity in treatment outcomes was observed between the two groups.

TTKHCNQG, CVv 251