Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,935,059
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Kỹ thuật xây dựng

Phạm Tuấn Anh(1), Giáp Văn Lợi

Tính toán kết cấu công trình chịu tải trọng động đất theo phương pháp lịch sử thời gian, có xét đến tương tác phi tuyến kết cấu - đất nền

Tạp chí Xây dựng

2021

4

89-93

2734-9888

Bài báo trình đưa ra một mô hình mới trong phân tích kết cấu công trình chịu tải trọng động đất bằng phương pháp lịch sử thời gian. Gia tốc đồ của một trận động đất thực Elcentro (1940) được sử dụng để phân tích động trực tiếp ứng xử của kết cấu. Ngoài ra, ứng xử phi tuyến trong tương tác kết cấu - nền đất đã được xem xét đến thông qua phương pháp đường cong Py, Tz, Me, lần lượt mô tả quan hệ phi tuyến giữa tải trọng ngang - chuyển vị ngang, tải trọng đứng - chuyển vị đứng và Mô men uốn - góc xoay của đài cọc. Kết quả phân tích sự làm việc của kết cấu theo mô hình mới được so sánh với phương pháp phổ phản ứng và lịch sử thời gian trong trường hợp coi chân cột là liên kết ngàm với mặt đất, cho thấy khi mô phỏng gần đúng sự làm việc thực của công trình, ứng xử của kết cấu có sự thay đổi khá rõ rệt. Nghiên cứu có thể coi là bước đầu trong việc đưa ra một mô hình mô phỏng gần đúng sự làm việc thực tế của công trình theo mô hình rời rạc, giúp các kỹ sư thiết kế có thể mô phỏng sự làm việc kết cấu công trình mà không mất nhiều thời gian xây dựng mô hình.

TTKHCNQG, CVv 21

  • [1] (1940), Gia tốc đồ trận động đất Elcentro,http://www.vibrationdata.com/elcentro.htm
  • [2] Reese L.C.; Isenhower W.M.; Wang S (2005), Analysis and Design of Shallow and Deep Foundations,,Wiley
  • [3] Rollines, K.; Olsen, R.; Egbert, J.; Olsen, K.; Jensen, D.; Garrett, B. (2003), Response, analysis and design of pile groups subjected to static and dynamic lateral loads.,Utah Department of Transportation Research and Development Division, Report No UT-0303
  • [4] Coyle, H.M; Reese (1966), Load Transfer for Axially Loaded Pile in Clay.,Journal of the Soil Mechanics and Foundations Division, 92.
  • [5] (2012), Thiết kế công trình chịu động đất,TCVN-9386-2012
  • [6] (2006), Phân tích và lựa chọn các phương pháp tính hệ số nền.,Tạp chí cầu đường.
  • [7] Shuenn-Yih Chang (2015), Phương pháp phân tích động phi tuyến kết cấu theo lịch sử thời gian không có điều kiện ổn định.,Tạp chí KHCN Xây dựng.
  • [8] Phạm Tuấn Anh; Nguyễn Văn Chung (2019), Nghiên cứu sự làm việc của nhóm cọc chịu tải trọng đứng với các cọc có khoảng cách tim cọc khác nhau.,Tạp chí KH & CN Xây dựng.
  • [9] Nguyễn Đại Minh (2012), Phương pháp phổ phản ứng nhiều dạng dao động và tính toán nhà cao tầng chịu động đất theo tcxdvn 375 : 2006.,Tạp chí KH & CN Xây dựng