Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,040,572
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Bảo vệ động vật nuôi

BB

Trương Hà Thái, Chu Thị Thanh Hương, Vũ Thị Thu Trà, Cam Thị Thu Hà, Trương Lan Oanh

Xác định Salmonella typhimurium gây bệnh thương hàn ở vịt đẻ nuôi tại xã Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội

Detection of Salmonella typhimurium Causing Salmonellosis in Layer Ducks Raised in Phung Thuong Commune, Phuc Tho, Hanoi

Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

2024

02

177-184

2588-1299

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định vi khuẩn Salmonella typhimurium (S. typhimurium) gây bệnh thương hàn (salmonellosis) trên đàn vịt đẻ tại xã Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội. Tổng số 32 hộ chăn nuôi vịt được lựa chọn dựa trên tiêu chí về quy mô chăn nuôi và phương thức chăn nuôi. Trong quá trình mổ khám 44 vịt nghi mắc bệnh thương hàn, có 33 vịt có bệnh tích đại thể đặc trưng của bệnh. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu gan (15 mẫu), lách (11 mẫu) và buồng trứng (7 mẫu) của 33 vịt này, bên cạnh đó, 15 mẫu lòng đỏ trứng dị hình cũng được thu thập để phân lập và định danh vi khuẩn bằng phản ứng PCR. Kết quả cho thấy, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn S. typhimurium ở mẫu gan cao nhất (60,0%), tiếp đến là lách (54,5%), buồng trứng (42,9%) và thấp nhất là lòng đỏ trứng dị hình (40,0%). Bằng phương pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu, đã xác định được 24 chủng vi khuẩn S. typhimurium. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh cho thấy các chủng vi khuẩn mẫn cảm với colistin (100%), tiếp đến là doxycycline (79,2%), gentamicin (70,8%). Các kháng sinh còn lại gồm amoxicillin, ampicillin, neomycin có mức độ mẫn cảm trung bình hoặc bị kháng bởi các chủng vi khuẩn phân lập được.

The purpose of this study was to identify Salmonella typhimurium (S. typhimurium), causing salmonellosis in layer ducks farmed in Phung Thuong commune, Phuc Tho, Ha Noi. A total of 32 farm households were selected based on farm-scale and breeding method. Forty-four salmonelosis-suspected ducks were necropsied to monitor gross lessions; of which, 33 ducks had gross lessions of the disease. We collected livers (15 samples), spleens (11 samples), and ovary (7 samples) from 33 ducks with gross lession of the disease, besides, irregular egg yolks (15) were collected for bacteria isolation and then typing by PCR method. Results indicated that liver samples had the highest percentage of positive samples (60.0%), followed by spleen (54.5%), ovary (42.9%) and the lowest was the irregular egg yolk sample (40.0%). Twenty-four S. typhimurium strains were isolated and detected by PCR method. Testing the antibiotic sensitivity of the S. typhimurium isolates showed that these strains were most susceptible to colistin (100%), followed by doxycycline (79.2%) and gentamicin (70.8%) but moderately sensitvie or resistant to amoxicillin, ampicillin and neomycin.

TTKHCNQG, CTv 169