Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,923,297
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế

Phạm Thúy Quỳnh, Phạm Văn Tân(1), Trần Mai Huyên, Nguyễn Ngọc Tuân

Kiến thức và thực hành tự khám vú của phụ nữ phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Knowledge and practice of breast self-examining among women in Thuong Cat ward, Bac Tu Liem district, Ha Noi

Khoa học Điều dưỡng

2020

2

14-22

2615-9589

Đánh giá kiến thức và thực hành tự khám vú của phụ nữ phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 270 phụ nữ đang sinh sống tại phường Thượng Cát, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Bộ công cụ phần kiến thức được phát triển từ bộ nghiên cứu tác giả Lê Thị Dung, Võ Thị Ngọc Hà, bộ công cụ thực hành tự khám vú được xây dựng theo NCCN (2010). Kết quả 80,9% đối tượng tham gia cho biết thông tin về tự khám vú mà họ nhận được là từ nhân viên y tế. Về kiến thức, trong số 270 phụ nữ, 49,3% có kiến thức tự khám vú ở mức đạt, 73,3% đối tượng nghiên cứu biết rằng tự khám vú hàng tháng có thể phát hiện ung thư vú, nhưng có 38,5% cho rằng chỉ cần tự khám vú mỗi năm 1 lần, 19,6% phụ nữ cho biết cần khám vú 1 tháng 1 lần. Về thực hành, 24,1% có thực hành tự khám vú ở mức đạt, bước thực hành yếu nhất là bước kiểm tra u hạch ở vùng nách với 4,9% phụ nữ thực hiện đạt. Mặc dù có 50,7% phụ nữ biết rằng cần phải kiểm tra đầu vú nhưng chỉ có 26,2% thực hiện tốt bước này.

Assess knowledge and practice of breast self-examination among women in Thuong Cat ward, Bac Tu Liem district, Hanoi in 2020. Method A cross-sectional descriptive design was conducted on 270 women living in Thuong Cat ward, Bac Tu Liem district, Hanoi. The knowledge tool kit was developed from the researcher author Le Thi Dung and Vo Thi Ngoc Ha, the practical tool for breast self examination performed by NCCN (2010). Results 80,9% of information about breast self-examination were found to be from health workers. The knowledge of breast self-examination was 49,3%, the practice of breast self-examination was low, 24,1%, the lowest practical step was the breast examination of breast only 4,9%. 73,3% of respondents knew that monthly breast self examination could detect breast cancer, but 38,5% said that they only need to do breast exam once a year, 19,6% of women said they need an examination. breasts 1 month 1 time. 50,7% of women know that a nipple check is necessary, but only 26,2% did well.v

TTKHCNQG, CVv 485

  • [1] (2015), Breast Cancer Awareness Month,Bulletin of the:http:// www.who.int/mediacentre/commentaries/ breast-cancer awareness/en/.
  • [2] Tastan, S., Iyigun, E., Kilic, A., & Unver, V. (2011), Health Beliefs Concerning Breast Self-examination of Nurses in Turkey.,Asian Nurser Research 5(3), 151- 156. Doi: 3.1016/j.anr.203.09.001
  • [3] Sarfo LA, Awuah-Peasah D, Acheampong E. Knowledge (), attitude, and practice of self-breast examination among female university students at Presbyterian University College, Ghana,Am J Res Commun. 2013;1(11):395–404.
  • [4] Salman AA, Abass BR (2015), Breast Cancer: Knowledge, Attitudes and Practices of Female Secondary School teachers and Students in Samarra City,Iraqi Journal of Cancer and Medical Genetics, Vol 8 (1), pp, 52-59.
  • [5] Saadoun F, Alkhabbaz A, Almutawa HA, Ismaiel AE, Makboul G, El-Shazly MK (2013), Practicing breast self-examination among women attending primary health care in Kuwait,Alexandria Journal of Mdicine, Vol 14, pp, 218-286
  • [6] Obaikol R, Galukande M, Fualal J (2010), Knowledge and Practice of Breast Self Examination among Female Students in a Sub Saharan African Journal of Surgery,Vol 14(1), pp, 22-27
  • [7] Mikiyas Amare Getu, Mesfin Wudu Kassaw, Kenean Getaneh Tlaye, Awet Fitiwi Gebrekiristos (2016), Assessment of breast self-examination practice and its associated factors among female undergraduate students in Addis Ababa University,Addis Ababa, Ethiopia, 2016.
  • [8] Abolfotouh, M. A., BaniMustafa, A. A., Mahfouz, A. A., et al. (2015), Using the health belief model to predict breast self examination among Saudi women.,BMC Public Health, 15(1). doi:3.1186/s12889- 015-2510-y
  • [9] Đỗ Quang Tuyển, Trần Thị Thanh Hương, Trương Việt Dũng (2018), Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành tự khám vú của phụ nữ một số doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 10, số chuyên đề ung thư năm 2018, tập 471, 313-323
  • [10] Nguyễn Thị Hằng (2016), Đánh giá kiến thức về ung thư vú và tự khám vú sau can thiệp giáo dục cho phụ nữ xã Ngọc Liên – Cẩm Giàng – Hải Dương năm 2016.,Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
  • [11] Võ Thị Ngọc Hà, Trần Thiện Trung, Jane Dimmitt Champion (2016), Nghiên cứu thực hành tự khám vú của phụ nữ và các yếu tố liên quan,Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản 20, số 5, 244- 252.