Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,325,624
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học xã hội

Ths. Phan Thị Thu Hương, Ths. Vũ Đăng Tiếp(1), Ths. Phan Thị Kim Oanh

Giảm phát thải, tối ưu tài nguyên trong ngành xi măng: Thực tiễn từ Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn của Liên minh châu Âu (EU) và khuyến nghị cho Việt Nam

Tạp chí Môi trường

2024

12

70-74

Trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và tài nguyên ngày càng trầm trọng, việc chuyển đổi ngành xi măng sang mô hình phát triển bền vững (PTBV), giảm phát thải và tối ưu hóa tài nguyên đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Liên minh châu Âu (EU) với vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) đã triển khai hàng loạt biện pháp góp phần đổi mới quy trình sản xuất của ngành xi măng, tiêu biểu như Kế hoạch hành động KTTH (CEAP), được thông qua vào tháng 3/2020. Kế hoạch xác định xi măng là một trong những lĩnh vực trọng tâm cần cải tổ, từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể để thúc đẩy sự chuyển đổi này, bao gồm: Tái chế vật liệu xây dựng; sử dụng vật liệu thay thế clinker; áp dụng nhiên liệu thay thế; tăng cường hiệu quả năng lượng. Với những sáng kiến này, EU không chỉ giảm thiểu tối đa tác động lên môi trường của ngành xi măng mà còn xây dựng chuỗi giá trị tuần hoàn, giúp tận dụng tối đa tài nguyên và nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu. Mặt khác, các biện pháp trong CEAP còn nhấn mạnh vai trò của hợp tác đa ngành và chính sách hỗ trợ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi, hướng đến mục tiêu bền vững. Đối với một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ngành xi măng hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức tương tự như EU trước đây, bao gồm phát thải cao, phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu tự nhiên và nhu cầu giảm thiểu chất thải từ ngành xây dựng. Bài viết tập trung phân tích các biện pháp giảm phát thải và tối ưu tài nguyên trong ngành xi măng theo CEAP; đánh giá kết quả đã đạt được từ EU, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để áp dụng tại Việt Nam.