Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,359,257
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nấm học

Nguyễn Thị Giang, Hoàng Thị Đào, Kiều Thị Dung(1), Trần Thu Hà, Lê Thanh Uyên, Nguyễn Thị Hằng, Đỗ Thị Hạnh, Khuất Hữu Trung, Phạm Xuân Hội

Nghiên cứu đa dạng di truyền và đặc điểm nông sinh học một 50 chủng nấm mộc nhĩ (auricularia spp) thu thập tại Việt Nam

Genetic diversity and agrobiological characteristics of some isolates of wood ear mushroom (auricularia sp.) in vietnam

Nông nghiệp & phát triển nông thôn

2021

01

22-31

1859-4581

Trong nghiên cứu này, đa dạng di truyền và đặc điểm nông sinh học của 9 mẩu nấm mộc nhĩ trong đó có 5 mẫu thu thập ngoài tự nhiên (Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà) và 4 mẫu thu thập từ các cơ sở nuôi trồng nấm (tại Bắc Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk và Hà Nội) đã được đánh giá. Trình tự vùng ITS (Internal transcribed spacer) của gen ribosom nhân đã được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hệ số tương đồng di truyền của 9 mẫu giống mộc nhĩ dao động trong khoảng 54,4% (giữa mẫu giống Aucg5 và Aucg6) đến 99,83% (giữa mẫu giống Au8 và Au9). Dựa vào cây quan hệ phát sinh loài của 9 mẩu nấm mộc nhĩ và các mẫu tham chiếu, đã xác định được: Aucgl và Aucg4 thuộc loài Aurícularia delicate, Aucg6 thuộc loài Auricularia polytricha, Aucg7, Au8, Au9 và Aul thuộc loài Auricularia comea. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học cho thấy chủng Aucg2 và Aucg6 không bung sợi trên cơ chất nuôi trồng nên không hình thành mầm quả thể, 7 chủng còn lại có khả năng hình thành và phát triển mầm quả thể. Chủng Aucg5, Aucg7 và Au8 có năng suất nấm tươi cao lần lượt là 720,6; 715,6 và 680,3 kg nấm tươi/tấn nguyên liệu, cao hơn giống đối chứng Aul (610,5 kg nấm tươi/ tấn nguyên liệu) khoảng 11,5-18,1%; có thể đưa vào nuôi trồng để khảo nghiệm hướng tới phục vụ sản xuất.

 

In this study, genetic diversity and agro-biological characteristics of 9 isolates of Auricularia species were evaluated. In which, 5 isolates were collected from natural populations in Bidoup Nui Ba Forest and 4 isolates from cultivation Units? in Vietnam. Genetic diversity was evaluated using internal transcribed spacer (ITS) sequences of the ribosomal DNA. The coefficient of genetic similarity between 9 isolates of Auricularia sp ranged from 54.4% (between Aucg5 and Aucg6) to 99.83% (between Au8 and Au9). From phylogenetic tree based on ITS sequences from different species of the Auricularia sp and sequences of the known strains were obtained from the GenBank, we were able to identify two isolated strains (Aucgl and Aucg4) as Auricularia delicata; one strain (Aucg6) as Auricularia polytricha and four remaining strains (Aucg7, Au8, Au9 and Aul) as Auricularia cornea. For agro-biological characteristics, the mycelium of Aucg2 and Aucg6 did not grow on the cultivatvation substrates, so fruiting could not formed, the seven remaining strains were able to form and develop fruiting body normally. The Aucg5, Aucg7 and Au8 strains havingsignificantly higher yield, about 11.5-18.1% compared with Aul control strain (610.5 kg/ton dry subtrates) and reached 720.6; 715.6 and 680.3 kg/ton dry subtrates, respectively. These strains had potential for cultivation in future.

TTKHCNQG, CVv 201