Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,919,173
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Công nghệ sinh học liên quan đến thao tác với các tế bào, mô, cơ quan hay toàn bộ sinh vật; công nghệ tế bào gốc

Nguyễn Thị Kim Liên(1), Nguyễn Văn Tụng, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Vân Quỳnh, Phạm Văn Hùng

Nhận dạng tế bào thận khỉ xanh Vero 76 qua các thế hệ cấy chuyền

Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2020

3

437-444

1811-4989

Tế bào thận khỉ xanh châu Phi Chlorocebus aethiops sabaeus (dòng tế bào Vero76) được sử dụng trong nhiều nghiên cứu sinh học như nuôi cấy virus, phát triển vaccine và các xét nghiệm gây độc tế bào. Tuy nhiên, việc nuôi cấy dòng tế bào qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến sự biến đổi của các dòng tế bào sau nhiều lần cấy chuyền so với tế bào gốc ban đầu. Việc này sẽ dẫn đến những sai lệch trong kết quả nghiên cứu có sử dụng các dòng tế bào đã biến đổi. Vì vậy, cần định kỳ nhận dạng và đánh giá sự ổn định về mặt di truyền của các dòng tế bào nuôi cấy sau những lần cấy chuyền để đảm bảo vật liệu tế bào sử dụng là ổn định về di truyền. Trong các nghiên cứu gần đây, việc nhận dạng các dòng tế bào sử dụng phương pháp chỉ thị STR (short tandem repeat) đang trở thành một phương pháp đơn giản hiệu quả và được dùng phổ biến. Trong nghiên cứu này, tám chỉ thị STR D17S1304, D5S1467, D19S245, D1S518, D8S1106, D4S2408, D6S1017 và DYS389 được sử dụng để nhận dạng và đánh giá sự ổn định về di truyền của các dòng tế bào Vero76 được cấy chuyền nhiều lần. Các đoạn chỉ thị STR được khuếch đại, giải trình tự và so sánh để xác định các điểm sai khác giữa các dòng tế bào ở các thế hệ cấy chuyền so với dòng tế bào gốc ban đầu. Kết quả đánh giá cho thấy các dòng tế bào ở các thế hệ cấy chuyền không có sự khác biệt nhau và so với dòng tế bào gốc, điều này khẳng định có sự ổn định về mặt di truyền của các dòng tế bào. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có thể sử dụng các chỉ thị STR trong việc nhận dạng các dòng tế bào Vero76.

TTKHCNQG, CVv 262

  • [1] Yu M, Selvaraj SK, Liang-Chu MMY, Aghajani S, Busse M, Yuan J, Lee G, Peal F, Klijin C, Bourgon J, Kaminker JS, Neve RM (2015), A resource for cell line authentication, annotation and quality control.,Nature 520(7547): 307–311.
  • [2] Reid Y, Storts D, Riss T, Minor L (2013), Authentication of human cell lines by STR DNA profiling analysis.,Assay Guidance Manual 18 pp.
  • [3] Nims RW, Reid Y (2017), Best practices for authenticating cell lines.,In Vitro Cell Dev Biol Anim 53(10): 880–887.
  • [4] Nims RW, Sykes G, Cottrill K, Ikonomi P, Elmore E (2010), Short tandem repeat profiling: part of an overall strategy for reducing the frequency of cell misidentification.,In Vitro Cell Dev Biol Anim 46(10): 811–819.
  • [5] Miller L (2009), Identity crisis.,Nature 457(7232): 935–936.
  • [6] MacLeod RA, Dirks WG, Drexler HG (2013), Whe-re have all the cell lines gone?,Int J Cancer 132(5): 1232–1234.
  • [7] Lucey B, Nelson-Rees W, Hutchins G (2009), Henrietta Lacks, HeLa cells, and cell culture contamination.,Arch Pathol Lab Med 133: 1463– 1467.
  • [8] Lorenzi P, Reinhold W, Varma S, Hutchinson A, Pommier Y, Chanock S, Weinstein J (2009), DNA fingerprinting of the NCI-60 cell line panel.,Mol Cancer Ther 8(4): 713–724.
  • [9] Liang-Chu MM, Yu M, Haverty PM, Koeman J, Ziegle J, Lee M, Bourgon R, Neve RM (2015), Human biosample authentication using the highthroughput, cost-effective SNPtraceTM system.,PLoS ONE 10(2): e0116218. doi:10.1371/journal.pone.0116218
  • [10] Hal-ter M, Almeida J, Tona A, Elliott J, Plant A, Cole K (2009), A mechanistically relevant cytotoxicity assay based on the detection of cellular green fluorescent protein.,ASSAY and Drug Development Technologies 7(4): 356–365.
  • [11] Fogh J (1986), Human tumor lines for cancer research.,Cancer Invest 4(2): 157–184.
  • [12] Drexler HG, Dirks WG, MacLeod RA, Uphoff CC (2007), False and mycoplasma-contaminated leukemia-lymphoma cell lines: time for a reappraisal.,Int J Cancer 140(5): 1209–1214.
  • [13] Chatterjee R (2007), Cell biology. Cases of mistaken identity.,Science 315: 928–931.
  • [14] Castro F, Dirks WG, Fahnrich S, Hotz-Wagenblatt A, Pawlita M, Schmitt M (2013), High-throughput SNP-based authentication of human cell lines.,Int J Cancer 132(2): 308–314.
  • [15] Capes-Davis A, Theodosopoulos G, Atkin I, Drexler H, Kohara A, MacLeod R, Masters J, Nakamura Y, Reid Y, Reddel R (2010), Check your cultures! A list of cross-contaminated or misidentified cell lines.,Int J Cancer 127: 1–8.
  • [16] Barrett P, Berezuk G, Fritsch S, Aichinger G, Hart M, El-Amin W, Kistner O, Ehrlich H (2011), Efficacy, safety, and immunogenicity of a vero-cellculturederived trivalent influenza vaccine: a multicentre, double-blind, randomised, placebocontrolled trial.,Lancet 377(9767): 751–759.
  • [17] Barallon R, Bauer S, Buter J, Capes-Davis A, Dirks W, Elmore E, Furtado M, Kline M, Kohara A, Los G (2010), Recommendation of short tandem repeat profiling for authenticating human cell lines, stem cells, and tissues.,In Vitro Cell Dev Biol 46: 727–732.
  • [18] Azari S, Ahmadi N, Tehrani MJ, Shokri F (2007), Profiling and authentication of human cell lines using short tandem repeat (STR) loci: Report f-rom the national cell bank of Iran.,Biologicals 35: 195– 202.
  • [19] ASN-0002 (2010), ATCC Standards Development Organization Workgroup. Cell line misidentification: the beginning of the end.,Nat Rev Cancer 10(6): 441–448
  • [20] Almeida JL, Cole KD, Plant AL (2016), Standards for cell line authentication and beyond.,PLoS Biol 14(6): e1002476. doi:10.1371/journal. pbio.1002476
  • [21] Almeida JL, Hill CR, Cole KD (2011), Authentication of African green monkey cell lines using human short tandem repeat markers.,BMC Biotechnol 11: 102.