Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,070,078
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam, thuốc dân tộc

BB

Ninh Thị Phíp, Nguyễn Huy Văn, Nguyễn Thị Thanh Hải, Đào Xuân Quang, Bùi Thị Hồng Anh, Nguyễn Mai Thơm

Đặc điểm hình thái và ra hoa, làm quả của một số mẫu giống đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Sieb. et Zucc Kitagawa) tại Sapa - Lào Cai

Morphological, Flowering and Fruiting Characteristics of some Accessions of Angelica acutiloba Sieb. et Zucc Kitagawa Grown in Sapa Lao Cai

Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

2024

01

17-24

2588-1299

Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Sieb. et Zucc Kitagawa), là cây dược liệu có giá trị, có tác dụng bồi bổ đặc biệt cho phụ nữ, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền; nhập vào Việt Nam trồng tại các vùng có khí hậu mát mẻ. Cây Đương quy Nhật Bản là cây nhân giống hữu tính. Thực hiện nghiên cứu này, góp phần chọn tạo giống Đương quy Nhật Bản thích hợp với điều kiện Việt Nam, chủ động nguồn giống tốt phục vụ phát triển sản xuất nguyên liệu dược. Năm mẫu giống Đương quy Nhật Bản thu thập tại một số tỉnh và được trồng thử nghiệm tại Sapa - Lào Cai từ năm 2018 đến 2020. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đương quy Nhật Bản trồng tại Việt Nam đa số thân có màu tím, tỷ lệ cây ra hoa năm thứ nhất của các mẫu giống là 5-10%. Sang năm thứ 2, 589-600 ngày sau trồng, tỷ lệ cây ra hoa khoảng từ 90-95%. Đương quy Nhật Bản ra hoa theo thứ tự các cấp tán từ thấp đến cao. Thời gian từ ra hoa đến khi bắt đầu thu hạt của tất cả các mẫu giống khoảng 60 ngày. Mẫu giống VT-ĐQ02, thu thập tại Sapa có khả năng tích luỹ chất khô cao, tỷ lệ cây ra hoa năm 1 thấp nhất, khả năng kết hạt cao, khối lượng 1.000 hạt đạt 4,1g. Năng suất cá thể 64,57 g/cây và năng suất hạt đạt 129,14 kg/ha.

Angelica acutiloba Sieb. et Zucc Kitagawa is a valuable medicinal plant for women that is widely used in traditional medicine. This plant was introduced to Vietnam, for growing in cool climates and propagated by seed. Research on flowering and fruiting characteristics of A. acutiloba Kitagawa contributes to developing varieties suitable for Vietnamese conditions. 5 accessions of A. acutiloba Kitagawa were collected in several provinces and planted in Sapa, Lao Cai from 2018 to 2020. The experiment was designed by RCBD with 3 replications. The results showed a flowering rate of 5-10% in the first year after sowing. In the second year, 589-600 days after planting, the flowering rate was about 90-95%. A. acutiloba Kitagawa bloomed in order of branch levels. The time from flowering to seed maturity for all accessions was about 2 months. The VT-ĐQ02 accession, collected in Sapa, had the lowest rate of flowering plants in the first year after sowing, high accumulation of dry matter in stem, leaves, and root, high seeding ability, and 1,000-seed weight reaching 4.1g. Individual and actual seed yields were 64.57 g/plant and 129.14 kg/ha, respectively.

TTKHCNQG, CTv 169