Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,961,774
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

67

Kỹ thuật xây dựng

Nguyễn Anh Dân, Nguyễn Viết Thanh(1)

Mô hình số đánh giá phản ứng của kết cấu bến tường cừ dưới tác dụng của tải trọng động đất theo phương pháp lịch sử thời gian

Numerical analysis on behavior of sheet pile quay wall under earthquake loading using time history method

Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng

2022

4

49-55

1859-1566

Kết cấu tường cừ được sử dụng phổ biến trong các công trình ven biển, nó áp dụng phù hợp cho những khu vực nền đất có khả năng chịu lực vừa và yếu. Hiện nay khi tính toán thiết kế các công trình này dưới tác dụng của tải trọng động đất, phần lớn các tài liệu, tiêu chuẩn khuyến nghị sử dụng phương pháp phổ phản ứng, mà chưa đề cập nhiều đến phương pháp lịch sử thời gian. Bài báo này trình bày phương pháp đánh giá phản ứng của kết cấu bến tường cừ theo lịch sử thời gian có kể đến hiện tượng hóa lỏng của đất bằng mô hình số sử dụng phần mềm PLAXIS 2D. Các phân tích được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam và một số tiêu chuẩn nước ngoài. Kết quả của bài báo tập trung vào phân tích đánh giá chuyển vị và biến dạng của bến, sự gia tăng áp lực nước lỗ rỗng trong đất lấp sau bến theo thời gian và khả năng hóa lỏng của đất.

The sheet pile wall is used popular for coastal projects, and it is normally applied suitable for the ground had average or weak bearing capacity. Currently, when analysis and design this structure type under earthquake loading, almost documents and standards recomment to use response spectrum method, without much mention of the time-history method. This paper presented the method to evaluate the behavior of sheet pile quay wall using time-history method including liquefaction of soil by PLAXIS 2D program. The analysis was conducted based on the Vietnam standard and some foreign standards. The results focused on analysis and evaluate displacement and deformation of quay wall, the increase of excess pore pressure in the backfill with the time and liquefaction potention of the soil.

TTKHCNQG, CTv 62