Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,903,112
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Bệnh học thuỷ sản

Kim Văn Vạn(1), Phạm Thị Thắm

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương

Study on Intestinal Giant Cystic Disease of Common carp caused by Thelohanellus kitauei in Hai Duong province

Khoa học Kỹ thuật Thú y

2018

6

76-82

1859-4751

Hải Dương là một tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển nhất ở các tỉnh phía Bắc, Việt Nam, trong đó cá chép là đối tượng được nuôi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dịch bệnh liên tục xảy ra trên đối tượng cá nuôi này, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi, điển hình là bệnh u nang bã đậu ở ruột do bào tử sợi gây ra. Bài báo này cung cấp thông tin về đặc điểm bệnh học trên cơ sở điều tra 212 hộ nuôi cá với 257 ao nuôi tại 4 huyện trong tỉnh. Mẫu cá bệnh được thu thập, mổ khám và phân tích để xác định đặc điểm, triệu chứng bệnh, bệnh tích đại thể và vi thể bào nang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Hải Dương, nuôi cá ao nước ngọt với hình thức nuôi ghép là chính (chiếm 99,61%), trong đó tỷ lệ cá chép được thả nuôi ghép với những loài cá khác là 15,63% - 32,10%. Tỷ lệ ao nuôi cá chép bị bệnh u nang do bào tử sợi chiếm 31,91%. Các ao nuôi không khử trùng có nguy cơ bị bệnh gấp 4,28 lần so với ao nuôi có khử trùng. Cá bị bệnh thường có biểu hiện như chậm lớn, bơi lờ đờ, đen thân, bụng chướng to, ruột sưng, tích nước, trong ruột chứa nhiều bào nang (khoảng 92 bào nang/cá) u màu trắng bã đậu có kích thước 2,65 x 2,04 cm (tối đa 5,3 x 3,7 cm). Bào tử sợi được nhận dạng thuộc loài Thelohanellus kitauei. Bệnh u nang do bào tử sợi đã gây thiệt hại cho người nuôi do cá chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, gây chết cá và giá cá thương phẩm thấp.

Hai Duong is one of the Northern provinces, Vietnam, having a largest area of freshwater aquaculture development. Of which, common carp is major cultural species. However, in the recent years epidemic occurred frequently in this culture fish species, causing heavy loss for the fish farmers. The typical disease is ulcer in the intestine caused by Myxobolus sp. This paper provided information about the biological characteristics of this disease through surveying 212 fish farm households with 257 fish ponds in four districts in Hai Duong province. The diseased fish samples were collected for determining the disease symptoms, characteristics, histological and gross lesions. The studied results showed that integrated fish culture system in Hai Duong province accounted for 99.61%. Of which common carp species shared 15.63 - 32.10% of the fish stocking density. The rate of common carp culture pond suffering with giant cystic disease was 31.91%. The risk of disease infection in the un-disinfected ponds was higher 4.28 times in comparison with the disinfected ponds. The infected fish presented the typical signs, such as slow growth, black color body, swollen abdomen and intestine contained liquid and white spores (up to 92 spores/fish) with size of 2.65 x 2.04 cm (Max. 5.3 x 3.7 cm). Myxobolus sp. was identified as Thelohanellus kitauei. This disease caused a big loss for the fish farms due to slow growth of fish, high FCR and mortality, reduction of marketable fish.

TTKHCNQG, CVv 65

  • [1] Zhang JY, Yokoyama H, Wang JG, Li AH, Gong XN, Ryu-Hasegawa A, Iwashita M, Ogawa K (2009), Utilization of tissue habitats by Myxobolus wulii Landsberg & Lom, 1991 in different carp hosts and disease resistance in allogynogenetic gibel carp: redescription of M. wulii f-rom China and Japan.,Journal of Fish Diseases 33(1):57-68
  • [2] Yanhua Zhai, Zemao Gu, Qingxiang Guo, Zizhen Wu, Hongmei Wang, Yang Liu (2016), New type of pathogenicity of Thelohanellus kitauei Egusa & Nakajima, 1981 infecting the skin of common carpCyprinus carpioL.,Journal Parasitology International. Vol.65(1), 78-82.
  • [3] Syuzo Egusa and Kenji Nakajim (1981), A New Myxozoa Thelohanellus kitauei, the Cause of Intestinal Giant Cystic Disease of Carp,Fish Pathology 15 (3/4) 213-218, 1981. 3
  • [4] Phan V. T., Ersboell A. K., Thanh N. T., Khue V. N., Ha T. N., Murrell K. D. (2010), Freshwater aquaculture nurseries and infection of fish with zoonotic trematodes, Vietnam,Emerg Infect Dis., 16, pp. 1905–9.
  • [5] Lingtong, Mingmiao Lu, Keyan Quan, Wenxiang Li, Hong Zou, Shangong Wu, Jiangyong Wang and Guitang Wang (2017), Intestinal disease of scattered mirror carp Cyprinus carpio caused by Thelohanellus kitauei and notes on the morphology and phylogeny of the Myxosporean f-rom Sichuan Province, Southwest China,Chinese Journal of Oceanology and Limnology, 35No 3, pp 587–596
  • [6] Kim Văn Vạn và Nguyễn Văn Thọ (2013), Nghiên cứu dịch tễ ấu trùng sán lá truyền lây qua cá Chép giống (Cyprinus carpio) theo mùa,Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y ISSN 1859-4751, tập XX số 1, 2013, trang 74-81.
  • [7] Kim Văn Vạn và Nguyễn Văn Thọ (2012), Nghiên cứu dịch tễ ấu trùng sán lá truyền lây qua cá Chép giống (Cyprinus carpio) trong các hệ thống nuôi.,Tạp chí Khoa học và Phát triển – Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. ISSN 1859-0004. Tập 10 số 6, 2012, trang 933-939
  • [8] Kim Văn Vạn và Trần Thị Loan (2010), Xây dựng mô hình nuôi ghép cá Trắm đen trong ao tại Hải Dương.,Tạp chí Khoa học, Công nghệ & Môi trường. Sở KH & CN tỉnh Hải Dương. Số 3, 6-2010. Trang 19-21
  • [9] Kim Văn Vạn, Phan Trọng Bình và Nguyễn Thị Lan, (2013), Nghiên cứu dịch tễ ấu trùng sán lá truyền lây qua cá Chép thương phẩm (Cyprinus carpio),Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y ISSN 1859-4751, tập XX số 3, 2013, trang 69-73.
  • [10] Kim Văn Vạn (2014), Phân biệt bệnh kênh mang cá chép do ấu trùng sán lá Centrocestus formosanus và do thích bào tử trùng (Myxobolus sp.) gây ra,Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y ISSN 1859-4751. Tập XX số 2, 2014. trang. 95-97
  • [11] Hà Ký - Bùi Quang Tề (2007), Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam,
  • [12] Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung (2016), Một số bệnh do ký sinh trùng đơn bào gây ra ở cá mặt quỷ bố mẹ,Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Đại học Nha Trang,số 4, 2016, trang 50-56.
  • [13] (2015), Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung,Báo cáo tổng kết năm
  • [14] Arthur J R and B Q Te, (2006), Checklish of the parasites of fishes of Vietnam.,FAO Fisheries Technical Paper No. 369/2. Rome. Italy. 133p