Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,932,717
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tiêu hoá và gan mật học

Nguyễn Thị Việt Hà(1), Nguyễn Thị Hồng Nhân, Phan Văn Nhã

Đánh giá hiệu quả của phác đồ bốn thuốc có Bismuth trong điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em

Evaluation of quadruple therapy regimen with bismuth for eradication of helicobacter pylori - induced gastroduodenal ulcers in children

Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội)

2022

01

172-178

2354-080X

Phác đồ điều trị diệt Helicobacter pylori (H. pylori) có Bismuth chưa được nghiên cứu nhiều ở trẻ em Việt Nam bị loét dạ dày tá tràng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em bằng phác đồ 4 thuốc gồm Esomeprazol; Amoxicillin; Metronidazol và Bismuth subcitrat. Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 61 trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori vào khám và điều trị tại khoa Nhi Tiêu hóa - Bệnh viên Đa khoa Saint Paul. Tuổi trung bình mắc bệnh của trẻ là 10,1 ± 3,0 tuổi, tỷ lệ trẻ trai/trẻ gái là 3/1. Tỷ lệ trẻ có từ 2 ổ loét trở lên chiếm 34,5% và 72,1% trẻ có ổ loét có kích thước lớn. Sau 6 tuần điều trị, có sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng. Hiệu quả tiệt trừ H. pylori của phác đồ là 80,3%, 87% trẻ liền sẹo hoàn toàn, 13,7% trẻ còn tồn tại ổ loét nhưng kích thước ổ loét thu nhỏ hơn. Nhóm trẻ tiệt trừ H. pylori có tỷ lệ lành ổ loét cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn vi khuẩn. Kết luận: Phác đồ bốn thuốc có Bismuth điều trị diệt H. pylori có hiệu quả điều trị tiệt trừ vi khuẩn và lành ổ loét tương đối cao.

Quadruple therapy regimen with Bismuth for eradication of H. pylori Vietnamese children has been studied sparsely. The aim of the present study was to evaluate the efficacy of a bismuth-regimen comprised of Esomeprazol, Amoxicillin, Metronidazol and Bismuth subcitrat for H. pylori eradication and ulcer healing in 61 children at the Department of Pediatric Gastroenterology, Saint Paul Hospital. The mean age was 10.1 ± 3.0 years old, the boy/girl ratio was 3/1. The prevalence of children with at least 2 ulcers and deep ulcers accounted for 34.5% and 78%, respectively. There was a significant improvement in clinical symptoms, p < 0.05. The rates of H. pylori eradication and peptic ulcer healing completely was 80.3% and 87%, respectively. 13.7% of the children still had an ulcer with smaller size. Significant differences for healing ulcer rate were found by successful H. pylori eradication group. Quadruple therapy regimen with bismuth gave relatively high rates of H. pylori eradication and peptic ulcer healing.

TTKHCNQG, CVv 251

  • [1] Nguyễn Thị Út, Lê Thanh Hải, cộng sự. (2016), Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương.,Tạp Chí Nghiên cứu Y học. 2016;101(3):71 - 80
  • [2] Zhou Y, Ye Z, Wang Y, et al. (2020), Comparison of four different regimens against Helicobacter pylori as a first - line treatment: A prospective, cross - sectional, comparative, open trial in Chinese children.,Helicobacter. 2020;25(2):e12679. doi:10.1111/hel.12679
  • [3] Hong J, Yang HR. (2012), Efficacy of Proton Pump Inhibitor - based Triple Therapy and Bismuth - based Quadruple Therapy for Helicobacter pylori Eradication in Korean Children.,Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr. 2012;15(4):237 - 242.
  • [4] Egbaria R, Levine A, Tamir A, Shaoul R. (2008), Peptic ulcers and erosions are common in Israeli children undergoing upper endoscopy.,Helicobacter. 2008;13(1):62 - 68.
  • [5] Trần Ngọc Huy, Hà Văn Thiệu, Nguyễn Minh Ngọc. (2018), Đặc điểm biến chứng thường gặp ở loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.,Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2018; 22(3): 179 - 185.
  • [6] Nguyễn Phúc Thịnh, Hoàng Lê Phúc, Nguyễn Việt Trường. (2014), Loét dạ dày tá tràng do H. pylori ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh.,Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2014; 18(4): 41 - 47.
  • [7] Võ Thị Thu Thủy. (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, biến chứng và tỷ lệ nhiễm H. pylori của bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.,Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2009; 356(1,2): 598 - 604.
  • [8] Hernández C, Serrano C, Einisman H, et al. (2014), Peptic ulcer disease in Helicobacter pylori - infected children: clinical findings and mucosal immune response.,J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014;59(6):773 - 778
  • [9] Ecevıt ÇÖ, Özgenç F, Yüksekkaya HA, Ünal F, Arikan Ç, Yağci RV. (2012), Peptic ulcer disease in children: an uncommon disorder with subtle symptomatology.,Turk J Gastroenterol Off J Turk Soc Gastroenterol. 2012;23(6):666 - 669.
  • [10] Đặng Thúy Hà, Nguyễn Thị Việt Hà (2019), Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của loét dạ dày tá tràng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương.,Tạp chí Y học thực hành, 2019; 9(1110):19 - 21
  • [11] Tăng Lê Châu Ngọc, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc. (2019), Đặc điểm đề kháng kháng sinh và đáp ứng điều trị trên trẻ em viêm dạ dày do H. pylori tại bệnh viện Nhi Đồng 2.,Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2019; 23(4): 110 - 119.
  • [12] Nguyen TVH, Bengtsson C, Yin L, et al. (2012), Eradication of Helicobacter pylori in children in Vietnam in relation to antibiotic resistance.,Helicobacter. 2012;17(4):319 - 325
  • [13] Jones NL, Koletzko S, Goodman K, et al. (2017), Joint ESPGHAN/NASPGHAN Guidelines for the Management of Helicobacter pylori in Children and Adolescents (Up-date 2016).,J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2017;64(6):991 - 1003.
  • [14] Sierra D, Wood M, Kolli S, Felipez LM. (2018), Pediatric Gastritis, Gastropathy, and Peptic Ulcer Disease.,Pediatr Rev. 2018;39(11):542 - 549