Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,364,132
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Vật liệu xây dựng

Trẩn Ngọc Thanh, Nguyễn Nhật Huy, Dương Minh Triều, Lê Thanh Điền

Đánh giá khả năng chịu nén của bê tông sử dụng cát biển trong các điều kiện bảo dưỡng khác nhau

Evaluation of compressive strength of concrete using sea sand under various Curing environment

Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng

2020

1

60-72

2615-9058

Bài báo này đánh giá khả năng chịu nén của bê tông sử dụng cát biển ở Phú Quốc, Kiên Giang trong các điềukiện bảo dưỡng khác nhau. Tổng cộng 180 mẫu lập phương đã được đúc và thí nghiệm nén. Hai loại cấp phốibê tông được khảo sát là mác 200 (M200) và mác 300 (M300). Hàm lượng cát biển thay thế cát sông trong bêtông thay đổi 0, 50 và 100%. Các mẫu bê tông được ngâm trong nước ngọt và nước mặn với các thời gian bảodưỡng là 7, 14, 28, 56 và 84 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ chịu nén của bê tông sử dụng cát biểntăng nhanh khi bảo dưỡng từ 7 ngày đến 28 ngày nhưng tăng chậm hơn từ sau 28 ngày đến 84 ngày. Trong bahàm lượng cát biển thay thế cát sông trong bê tông 0, 50 và 100% thì các mẫu có hàm lượng cát biển thay thếcát sông trong bê tông 100% có cường độ nén lớn nhất so với các mẫu có hàm lượng cát biển thay thế khác tạicác thời gian bảo dưỡng bao gồm 7, 14, 28 và 56 ngày, trong khi các mẫu có hàm lượng cát biển thay thế cátsông trong bê tông 50% có cường độ nén lớn nhất tại 84 ngày. Khi thay thế 100% cát sông bằng cát biển thìcường độ chịu nén của bê tông tăng từ 2% đến 35%. Hầu hết các mẫu bảo dưỡng trong nước ngọt đều có cườngđộ chịu nén lớn hơn từ 2% đến 34% trong nước mặn.

This paper evaluated compressive strength of concrete using sea sand at Phu Quoc, Kien Giang province under various curing environment. Total 180 cube specimens were experienced under compressive test. Two types of concrete compressive strength were used, including grade 200 (M200) and grade 300 (M300). Replacement ratios of sea sand varied from 0, 50 and 100%. All specimen were cured in normal water and sea water for 7, 14, 28, 56 and 84 days. The results showed that the compressive strength of sea sand concrete grew rapidly from 7 days to 28 days but increased slowly from 28 days to 84 days. Among three different replacement ratios of sea sand 0, 50 and 100%, the specimens with 100% replacement of sea sand showed the highest compressive strength at 7, 14, 28 and 56 days, while the specimens with 50% replacement of sea sand showed the highest compressive strength at 84 days. The compressive strength increased from 2% to 35% with 100% of sea sand replacing normal sand. Most of specimens cured in normal water exhibited higher compressive strength from 2% to 34% than those cured in sea water.

TTKHCNQG, CVv 346