Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,001,736
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Bệnh về khớp

BB

Đỗ Mạnh Hùng, Vũ Văn Cường

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương được phẫu thuật hàn xương liên thân đốt lối sau (TLIF) tại Bệnh viện Việt Đức

Clinical features and imaging diagnosis in patients with osteoporosis lumbar spondylolisthesis treated with transforaminal lumbar interbody fusion (TLIF) at Viet Duc Hospital

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

3

201-205

1859-1868

Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương được phẫu thuật hàn xương liên thân đốt lối sau (TLIF) ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu với 80 bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng có loãng xương được phẫu thuật hàn xương liên thân đốt lối sau (TLIF) tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2022 – tháng 1/2024. Kết quả: có 80 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nữ chiếm 66,8%, tuổi trung bình là 63,8 ± 7,7. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân: Hầu hết bệnh nhân đau cột sống thắt lưng, (90,0%), đau cách hồi thần kinh (47,5%), đau lan xuống chân (90,0%), dấu hiệu Lasègue gặp ở 70% bệnh nhân, dấu hiệu bậc thang gặp ở 26,2% bệnh nhân. Điểm VAS trung bình cột sống thắt lưng là 6,8 ± 1,9, ở chân là 6,4 ± 2,6. Điểm ODI trung bình là 59,8% ± 11,2%. đa số các bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng cột sống mức độ trung bình và nặng chiếm 86,2%. Trên Xquang, hầu hết các bệnh nhân bị trượt đốt sống độ I (67,5%) và độ II (28,8%) với các tầng L45 (46,8%) và L5S1 (30,7%), tỉ lệ khuyết eo là 40,0%. Trên MRI: tất cả các bệnh nhân đều có thoái hoá đĩa đệm, có 77,8% bệnh nhân hẹp ống sống, 47,5% bệnh nhân hẹp lỗ liên hợp và 73,8% bệnh nhân có dày dây chằng vàng. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng nổi bật của bệnh nhân trượt đốt sống có loãng xương là đau cột sống thắt lưng, lan xuống chân và có dấu hiệu cách hồi thần kinh. Trên Xquang có thể biểu hiện các mức độ trượt đốt sống khác nhau nhưng chủ yếu là độ I và độ II, thường gặp nhất ở tầng L4L5 và L5S1.

To describe the clinical and paraclinical characteristics of patients with lumbar spondylolisthesis and osteoporosis undergoing transforaminal lumbar interbody fusion (TLIF) surgery at Viet Duc Hospital. Methods: A Prospective Descriptive Study with 80 Patients with Lumbar Spondylolisthesis and Osteoporosis Undergoing Transforaminal Lumbar Interbody Fusion (TLIF) Surgery at Viet Duc University Hospital from January 2022 to January 2024. Results: Our study included 80 patients, predominantly female (66.8%), with an average age of 63.8±7.7 years. Clinical characteristics of the patients: The majority of patients experienced lumbar spine pain (90.0%), intermittent neurogenic claudication (47.5%), and radiating pain down the leg (90.0%). The Lasègue sign was present in 70% of patients, and the step-off sign was found in 26.2% of patients. The average Visual Analog Scale (VAS) score for lumbar spine pain was 6.8 ± 1.9, and for leg pain, it was 6.4 ± 2.6. The average Oswestry Disability Index (ODI) score was 59.8% ± 11.2%, with the majority of patients (86.2%) experiencing moderate to severe functional impairment of the spine. Radiological findings: On X-ray, most patients had Grade I spondylolisthesis (67.5%) and Grade II spondylolisthesis (28.8%), predominantly at L4-L5 (46.8%) and L5-S1 (30.7%) levels, with a spondylolysis rate of 40.0%. MRI findings revealed that all patients had disc degeneration, with 77.8% having spinal canal stenosis, 47.5% having foraminal stenosis, and 73.8% showing thickening of the ligamentum flavum. Conclusion: The prominent clinical symptoms of patients with lumbar spondylolisthesis and osteoporosis include lumbar spine pain radiating down the leg and intermittent neurogenic claudication. On X-ray, varying degrees of spondylolisthesis can be observed, predominantly at Grade I and Grade II, most commonly found at the L4-L5 and L5-S1 levels.

TTKHCNQG, CVv 46