Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,024,990
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Tiêu hoá và gan mật học

BB

Nguyễn Thanh Liêm, Lê Thị Thúy Loan, Huỳnh Văn Lộc, Trần Đặng Đăng Khoa, Lương Thị Thúy Loan, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Thị Kim Tường

Đặc điểm nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt đốt kết hợp với kẹp clip qua nội soi polyp có cuống ở đại trực tràng

The endoscopic, histopathological findings, and results of endoscopic polypectomy with prophylactic clipping of pedunculated colorectal polyps

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

3

383-387

1859-1868

Cắt đốt polyp có cuống ở đại trực tràng qua nội soi có nguy cơ chảy máu cao hơn so với polyp không cuống. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm nội soi, mô bệnh học và kết quả cắt đốt kết hợp với kẹp clip polyp có cuống ở đại trực tràng qua nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân polyp có cuống ở đại trực tràng. Tất cả bệnh nhân polyp có cuống ở đại trực tràng được cắt đốt kết hợp với kẹp clip qua nội soi. Lấy polyp làm giải phẫu bệnh. Kết quả: Nội soi 108 bệnh nhân có 162 polyp có cuống ở đại trực tràng với kích thước đầu polyp từ 6-19mm. Tỷ lệ polyp tân sinh và polyp không tân sinh tương ứng là 53,4% và 42,6%. Tất cả polyp có cuống ở đại trực tràng được cắt đốt và kẹp clip vào chân cuống polyp thành công. Tất cả bệnh nhân đều không có tai biến, biến chứng trong thủ thuật và trong vòng 30 ngày sau thủ thuật. Kết luân: Polyp có cuống ở đại trực tràng có tỷ lệ polyp tân sinh cao. Điều trị polyp có cuống ở đại trực tràng bằng phương pháp cắt đốt kết hợp với kẹp clip qua nội soi đạt hiệu quả cao, không ghi nhận có biến chứng.

Endoscopic polypectomy of pedunculated colorectal polyps carries a higher risk of bleeding compared to non-pedunculated polyps. Objectives: This study aims to describe the endoscopic imaging, histopathological findings, and results of endoscopic polypectomy with prophylactic clipping in the management of pedunculated colorectal polyps. Materials and Methods: This was a cross-sectional study involving 108 patients with pedunculated colorectal polyps. All patients underwent endoscopic polypectomy with clipping. The excised polyps were sent for histopathological examination. Results: A total of 162 pedunculated colorectal polyps were identified in the 108 patients, with polyp head sizes ranging from 6 to 19 mm. The proportion of neoplastic polyps was 53.4%, while non-neoplastic polyps accounted for 42.6%. All pedunculated colorectal polyps were successfully removed via endoscopic polypectomy and clipped. No adverse events or complications were observed either during the procedure or within 30 days following the procedure. Conclusion: Pedunculated colorectal polyps have a high rate of neoplastic change. Endoscopic polypectomy combined with prophylactic clipping is an effective and safe treatment option for these polyps, with no significant complications noted in this study.

TTKHCNQG, CVv 46