



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
Bảo vệ thực vật
Đào Hữu Hiền, Nguyễn Thị Hồng Minh, Đào Thị Thu Hằng, Phạm Văn Toản(1)
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học VAAS-AT2 phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ cà phê ở Đăk Lăk
Study on using bio-product VAAS-AT2 to prevent coffee yellow leaf and root rot disease in Dak Lak
Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam
2022
03
78 - 86
1859 - 1558
Nhằm sử dụng hiệu quả chế phẩm sinh học VAAS-AT2 trong kiểm soát nấm bệnh và tuyến trùng hại cà phê, công trình nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu lực chế phẩm sử dụng các liều lượng, phương pháp, thời điểm khác nhau và thử nghiệm trên đồng ruộng diện hẹp và diện rộng. Kết quả nghiên cứu xác định hiệu lực phòng trừ nấm bệnh (Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani), tuyến trùng (Pratylenchus coffeae) đạt 64,3 - 77,2% và 69,8 - 77,3% ở liều lượng sử dụng 5 và 50 g/cây, 69,52 - 70,97% và 70,77 - 70,97% khi sử dụng phương pháp bón gốc và tưới phủ chế phẩm. Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh, tuyến trùng đạt 81 - 82,1% và 79,8% khi sử dụng chế phẩm ở cả giai đoạn vườn ươm và trồng mới sau 9 tháng thí nghiệm. Tỷ lệ cà phê bị bệnh vàng lá, thối rễ ở các công thức sử dụng chế phẩm với các liều lượng, phương pháp, thời điểm khác nhau đều giảm có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Chế phẩm VAAS-AT2 có hiệu lực kiểm soát quần thể nấm bệnh và tuyến trùng đạt 79,4 - 79,7% và 78,1% trong thí nghiệm diện hẹp. Trên diện rộng, hiệu lực phòng trừ của chế phẩm đạt 79,68 - 80,03% đối với nấm bệnh và 79,58 đối với tuyến trùng sau 18 tháng xử lý. Sử dụng chế phẩm mang lại lãi thuần cho người trồng cà phê 20,2 triệu đồng/ha, tương đương mức tăng lợi nhuận 32,8% so với đối chứng.
In order to effectively use the probiotic VAAS-AT2 in controlling fungi and nematodes causing coffee yellow leaf and root rot disease, the study focused on evaluating the effectiveness of the preparation by applying different dosages, methods and times. The VAAS-AT2 was also tested in small and large area experiments. The study determined that the efficacy of controlling pathogen fungi (F. oxysporum, R. solani) and nematodes (P. coffeae) was 64.3 - 77.2% and 69.8 - 77.3% when applying the doses of 5 g and 50 g/plant; 69.52 - 70.97% and 70.77 - 70.97% when using the method of root fertilization and preparation watering. The efficacy against fungi and nematodes reached 81 - 82.1% and 79.8% when using the preparation at both the nursery and new planting stages after 9 months of experiment. The ratio of coffee plants with yellow leaf disease, root rot in the treatments using the preparation with different doses, methods and time were significantly reduced in comparison with the control. The product VAAS-AT2 was effective in controlling fungal and nematode populations f-rom 79.4 - 79.7% and 78.1% in the small-scale field experiment. On a large scale, the controlling effect of the preparation reached 79.68 - 80.03% for fungal diseases and 79.58 for nematodes after 18 months of treatment. Using VAAS-AT2 in the large scale experiment brought a net profit for coffee growers of VND 20.2 million/ha, equivalent to a 32.8% increase in profit compared to the control.
TTKHCNQG, CVv 490
- [1] Zhang; L-N.; Wang; D-C.; Hu; Q.; Dai; X-Q.; Xie; Y-S.; Li; Q.; Liu; H-M.; Guo; J-H (2019), Consortium of plant growth-promoting rhizobacteria strains suppresses sweet pepper disease by al-tering the rhizosphere microbiota.,Frontiers in Microbiology, 10: 1668.
- [2] Van Lenteren J.C. (2012), The state of commercial augmentative biological control: plenty of natural enemies, but a frustrating lack of uptake. ,BioControl, 57: 1-20.
- [3] Upadhyay H.; Mirza A.; Singh J. (2020), Impact of Biopesticides in sustainable agriculture: diversity and biotechnological application.,
- [4] Trinh Q.P; Le T.M.L.; Nguyen T.D.; Nguyen H.T.; Liebanas G.; Nguyen T.A.D. (2019), Meloidogyne daklakensis n. sp. (Nematoda: Meloidogynidae), a new root-knot nematode associated with Robusta coffee (Coffea canephora Pierre ex A. Froehner) in the Western Highlands, Vietnam.,Journal of Helminthology, 93: 242-254.
- [5] Singh; S.; Kumar; V.; Singh; S.; Dhanjal; DS.; Datta; S.; Singh; J. (2020), Global Scenario of Plant– Microbiome for Sustainable Agriculture: Current Advancements and Future Challenges.,Plant Microbiomes for Sustainable Agriculture, Sustainable Development and Biodiversity 25. 425-443.
- [6] Singh H.B.; Singh B.N.; Singh S.P.; Sarma B.K. (2012), Exploring different avenues of Trichodermas a potent biofungicidal and plant growth promoting candidate – an overview.,Annual Review of Plant Pathology, 5: 315-426.
- [7] Rashid; M.I.; Mujawar; L.H.; Shahzad; T.; Almeelbi; T.; Ismail; I.M.; Oves; M. (2016), Bacteria and fungi can contribute to nutrients bioavailability and aggregate formation in degraded soils.,Microbiological Research, 183: 26-41.
- [8] Kiewnick S. (2007), Practicalities of developing and registering microbial biological control agents. ,CAB Rev., 2: 1-11. 10.1079/PAVSNNR20072013
- [9] (2020), The value of coffee-Sustainability, Inclusiveness and Resilience of the Coffee Global Value Chain.,Coffee Development Report
- [10] Helmberger M.S.; Shields E.J.; Wicking K.G (2017), Ecology of belowground biological control: Entomopathogenic nematode interactions with soil biota.,Applied Soil Ecology, 121: 201-213.
- [11] Hallmann J.; Sergei A. Subbotin (2018), Methods for Extraction, Processing and Detection of Plant and Soil Nematodes.,Plant parasitic nematodes in subtropical and tropical agriculture. 87-119.
- [12] Grosch R.; Dealtry S.; Schreiter S.; Berg G.; Mendonça-Hagler L.; Smalla K. (2012), Biocontrol of Rhizoctonia solani: complex interaction of biocontrol strains, pathogen and indigenous microbial community in the rhizosphere of lettuce shown by molecular methods., Plant Soil, 361: 343-357.
- [13] Berendsen; RL.; Vismans; G.; Yu; K.; Song; Y.; de Jonge; R.; Burgman; WP.; Burmølle; M.; Herschend; J.; Bakker; PAHM.; Pieterse; CMJ (2018), Disease- induced assemblage of a plant-beneficial bacterial consortium.,The ISME Journal, 12: 1496-1507.
- [14] Askary T.H.; Martinelli P.R.P (2015), Biocontrol agents of phytonematodes.,
- [15] Abd-Elgawad M.M.M.; Askary T.H (2018), Fungal and bacterial nematicides in integrated nematode management strategies.,Egyptian Journal of Biological Pest Control, 28: 74.
- [16] Nguyễn Văn Tuất (2017), Nghiên cứu nguyên nhân chính gây chết cà phê tái canh và đề xuất giải pháp khắc phục.,Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài cấp Bộ.
- [17] Phạm Văn Toản (2020), Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học tổng hợp kiểm soát nấm và tuyến trùng hại cà phê và hồ tiêu.,Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài thuộc Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp.
- [18] Hà Minh Thanh (2017), Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu.,Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp.
- [19] (2010), Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.,QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.
- [20] Nguyễn Thị Hồng Minh; Đào Thị Thu Hằng; Nguyễn Đức Thành; Nguyễn Thế Quyết; Đào Hữu Hiền; Hồ Hạnh; Trần Ngọc Khánh; Nguyễn Thu Hà; Vũ Thúy Nga; Phạm Văn Toản (2020), Tuyển chọn tổ hợp các vi sinh vật đối kháng nấm bệnh, diệt tuyến trùng hại cà phê.,Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2 tháng 11: 3-10.
- [21] Lê Đức Khánh (2015), Nghiên cứu tuyến trùng hại cây hồ tiêu, cà phê và các giải pháp khoa học và công nghệ phòng trừ hiệu quả ở các vùng sản xuất trọng điểm.,Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài cấp Bộ.
- [22] (2020), Báo cáo tổng kết năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021.,
- [23] (2015), Quy trình kỹ thuật tạm thời phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu.,
- [24] Burgess LW.; Knight TE.; Tesoriero L.; Phan Thúy Hiền (2009), Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam.,