Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,959,582
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Ung thư học và phát sinh ung thư

BB

Nguyễn Thị Thu Trà, Vũ Quang Toản, Nguyễn Xuân Hậu(1)

Kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng BCG nội bàng quang tại Bệnh viện K

Results of non-muscle invasive bladder cancer treated with adjuvant intravesical bacillus calmette-guérin at K Hospital

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

1

1-4

1859-1868

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của ung thư bàng quang nông (UTBQN) điều trị bổ trợ bằng Bacillus Calmette-Guérin (BCG) nội bàng quang tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh. 82 bệnh nhân UTBQN mới chẩn đoán, được phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang qua đường niệu đạo và bổ trợ bằng BCG nội bàng quang tại Bệnh viện K, thời gian từ tháng 04/2015 đến tháng 12/2020. Kết quả: 82 bệnh nhân ung thư bàng quang nông được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 56,8± 13,7, dao động từ 23 đến 84, tỷ lệ nam/nữ là 6,45. Lí do vào viện thường gặp nhất là tiểu máu (76,8%). Trong nghiên cứu này, 72% bệnh nhân chỉ có 1 u đơn độc trong bàng quang, 12,1% bệnh nhân có u kích thước lớn nhất trên 3cm, u có cuống chiếm tỷ lệ 47,6%. Các bệnh nhân chủ yếu ở giai đoạn T1 với 56,1%. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao chiếm 43,9% và đều có độ mô học cao. Trong thời gian theo dõi trung bình là 48,2 tháng, có 14,6% bệnh nhân tái phát, được phẫu thuật nội soi cắt u qua đường niệu đạo. Có 4,9% bệnh nhân tiến triển xâm lấn lớp cơ, đã được phẫu thuật cắt bàng quang triệt căn. Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là tiểu buốt (31,7%), Tiểu máu (11%), tiểu rắt (7,3%), sốt cao (1,2%). Kết luận: Liệu pháp miễn dịch bổ trợ bằng BCG nội bàng quang có hiệu quả cao và an toàn trên bệnh nhân ung thư bàng quang nông đã phẫu thuật cắt u qua nội soi, giúp giảm tỉ lệ tái phát và tiến triển.

Describe some clinical and subclinical characteristics of patients and evaluate treatment outcomes of non-muscle invasive bladder cancer (NMIBC) treated with adjuvant intravesical BCG therapy at K Hospital. Patients and Research Method: A descriptive, case-cluster-study was conducted on 82 newly diagnosed NMIBC patients who underwent transurethral resection of bladder tumors (TURBT) and received adjuvant intravesical BCG therapy at K Hospital from April 2015 to December 2020. Results: A total of 82 NMIBC patients were included in the study, with a mean age of 56.8 ± 13.7, ranging from 23 to 84 years old. The male-to-female ratio was 6.45. The most common reason for hospital admission was hematuria (76.8%). In this study, 72% of patients had a single solitary tumor in the bladder, 12.1% had the largest tumor size over 3 cm, and 47.6% had tumors with a stalk. The majority of patients were in stage T1, accounting for 56.1%. The high-risk group accounted for 43.9% and had high histological grades. During a mean follow-up period of 48.2 months, tumor recurrence occurred in 14.6% of patients, requiring repeat TURBT. Disease progression to invasive stage occurred in 4.9% of patients, who then underwent radical cystectomy. The most common adverse events were dysuria (31.7%), hematuria (11%), urgency (7.3%), and high fever (1.2%). Conclusion: Adjuvant intravesical BCG immunotherapy is highly effective and safe in non-muscle-invasive bladder cancer patients who have undergone TURBT, reducing the rates of recurrence and progression.

TTKHCNQG, CVv 46