Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,973,262
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Lâm sinh

Nguyễn Hồng Hải(1), Lê Thanh Trà, Lê Tuấn Anh

Cấu trúc không gian của rừng lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp

2019

4

48-55

2615-9368

Cơ chế sinh thái nào đang điều chỉnh cấu trúc không gian của cây rừng là một trong những vấn đề chính của nghiên cứu sinh thái loài. Phân tích mô hình không gian sẽ đề xuất được các cơ chế sinh thái chính đang hoạt động. Trên kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Kon Hà Nừng, 01 ô tiêu chuẩn 2-ha (100 m x 200 m) được thiết lập. Toàn bộ các cây thân gỗ có đường kính ngang ngực ≥ 2,5 cm được xác định vị trí và các chỉ tiêu đường kính ngang ngực, tên loài và tình trạng sống/chết. Sau đó, tất cả các cây riêng lẻ được chia vào một trong 3 giai đoạn sống cây non (dbh < 10 cm), cây sào (10 cm ≤ dbh ≤ 30 cm), cây thành thục (dbh > 30 cm). Phương pháp phân tích mô hình điểm không gian được áp dụng để phân tích cấu trúc không gian của cây rừng với hàm tương quan theo cặp một và hai biến số. Kết quả phân tích cho thấy (1) Điều kiện môi trường trong ô tiêu chuẩn là đồng nhất. (2) Phân bố ngẫu nhiên là phân bố chính của 23 loài cây chiếm đa số và số ít loài có phân bố cụm. Quan hệ không gian độc lập chiếm ưu thế với 80% cặp các loài cây. (3) Có sự dịch chuyển từ phân bố cụm ở cây non sang phân bố đều ở cây sào và cây thành thục. Cây thành thục và cây sào cạnh tranh mạnh với nhau, trong khi cây non có quan hệ tương hỗ với cây thành thục và cây sào. (4) Cây chết có phân bố cụm và quan hệ độc lập với cây thành thục. Xung quanh cây chết, mật độ cây non và cây sào cao hơn mật độ trung bình. Nghiên cứu này đã cho biết Cơ chế sinh thái trung lập và ổ sinh thái đã điều chỉnh phân bố và quan hệ không gian của các loài cây được nghiên cứu. Quan hệ cạnh tranh khác loài dẫn đến tỉa thưa tự nhiên diễn ra mạnh ở các giai đoạn sống non và sào. Cây chết là kết quả của quá trình cạnh tranh để hướng tới phân bố đều của cây thành thục.

TTKHCNQG, CVv 421

  • [1] Wright, S. J. (2002), Plant diversity in tropical forests: a review of mechanisms of species coexistence.,Oecologia 130(1): 1-14.
  • [2] Wiegand, T., Martínez, I., & Huth, A. (2009), Recruitment in tropical tree species: revealing complex spatial patterns.,The American Naturalist, 174(4), E106- E140.
  • [3] Wiegand, T., Gunatilleke, S., & Gunatilleke, N. (2007), Species associations in a heterogeneous Sri Lankan dipterocarp forest.,The American Naturalist, 170(4), E77-E95.
  • [4] Wiegand, T. & Moloney, K. A. (2004), Rings, circles, and null-models for point pattern analysis in ecology,Oikos 104(2): 209-229.
  • [5] Stoyan, D., & Stoyan, H. (1994), Fractals, random shapes, and point fields: methods of geometrical statistics (Vol. 302),John Wiley & Sons Inc.
  • [6] Ripley, B. D. (1976), The Second-Order Analysis of Stationary Point Processes,Journal of Applied Probability 13(2): 255-266
  • [7] Peters, H. A. (2003), "Neighbour-regulated mortality: the influence of positive and negative density dependence on tree populations in species-rich tropical forests.",Ecology Letters 6(8): 757-765.
  • [8] Luo, Z., Mi, X., Chen, X., Ye, Z., & Ding, B. (2012), Density dependence is not very prevalent in a heterogeneous subtropical forest,Oikos, 121(8), 1239- 1250.
  • [9] Kubota, Y., Kubo, H., & Shimatani, K. (2007), Spatial pattern dynamics over 10 years in a conifer/broadleaved forest, northern Japan,Plant ecology, 190(1), 143-157
  • [10] Kenkel, N. C. (1988), Pattern of self‐thinning in jack pine: testing the random mortality hypothesis,Ecology, 69(4), 1017-1024
  • [11] Hubbell, S. P. (2005), Neutral theory in community ecology and the hypothesis of functional equivalence,Functional ecology, 19(1), 166-172
  • [12] Nguyen, Hong Hai; Erfanifard, Y.; Pham, V.D.; Le, X.T.; Bui, T.D.; Petritan, I.C (2018), Spatial Association and Diversity of Dominant Tree Species in Tropical Rainforest, Vietnam,Forests, 9, 615.
  • [13] Nguyen H., Uria-Diez J. & Kerstin W (2016), Spatial distribution and association patterns in a tropical evergreen broad-leaved forest of north-central Vietnam,Journal of Vegetation Science, 27: 318-327
  • [14] Nguyễn Hồng Hải, Phạm Văn Điển & Đỗ Anh Tuân (2015), Mô hình điểm không gian dựa trên đặc trưng về khoảng cách và đường kính của cây rừng,Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 269: 124-131
  • [15] Getzin, S., Wiegand, T., Wiegand, K., & He, F. (2008), Heterogeneity influences spatial patterns and demographics in forest stands.,Journal of Ecology, 96(4), 807-820.
  • [16] Lan G., et al. (2012), "Spatial Distribution and Interspecific Associations of Tree Species in a Tropical Seasonal Rain Forest of China.",Plos One 7(9).
  • [17] He F. L., et al. (1997), "Distribution patterns of tree species in a Malaysian tropical rain forest.",Journal of Vegetation Science 8(1): 105-114.
  • [18] Harms, K. E., Condit, R., Hubbell, S. P., & Foster, R. B. (2001), Habitat associations of trees and shrubs in a 50‐ha neotropical forest plot.,Journal of Ecology, 89(6), 947-959.
  • [19] Hai, N. H., Wiegand, K. & Getzin, S. (2014), Spatial distributions of tropical tree species in northern Vietnam under environmentally variable site conditions.,Journal of forestry research 25(2): 257-268.
  • [20] Illian, J., D. Stoyan, H. Stoyan and A. Penttinen (2008), Statistical Analysis and Modelling of Spatial Point Patterns,Sussex, Wiley.
  • [21] Diggle, P. J. (2003), Statistical Analysis of Spatial Point Patterns,London, Arnold (Hodder Headline Group)
  • [22] Condit R., et al (2000), "Spatial patterns in the distribution of tropical tree species.",Science 288(5470): 1414-1418.
  • [23] Callaway, R. M., & Walker, L. R (1997), Competition and facilitation: a synthetic approach to interactions in plant communities,Ecology, 78(7), 1958- 1965.