Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,871,610
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Nhi khoa

BB

Phạm Thị Hải Châu, Nguyễn Thúy Dung, Trần Văn Hải

Dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi tái diễn ở trẻ em

Clinical epidemiology and associated factors of recurrent pneumonia in children

Y học Cộng đồng

2025

6

216-221

2354-0613

Khảo sát đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tần suất tái diễn viêm phổi trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được mô tả cắt ngang trên 150 trẻ chẩn đoán Viêm phổi tái diễn trong thời gian từ tháng 10/2023 đến tháng 9/2024 tại khoa Khám và Điều trị tự nguyện Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Thực hiện so sánh phân tích mối tương quan của các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi tái diễn giữa nhóm có tần suất tái diễn trên 4 đợt và nhóm có tần suất tái diễn dưới 4 đợt. Kết quả: Tỷ lệ viêm phổi tái diễn chiếm 8,0%. Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu nhóm 2- 12 tháng chiếm 44,7%. Nam mắc bệnh cao hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ:1,78. Tần suất tái diễn viêm phổi 3 đợt chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,7%. Số đợt tái diễn trung bình là 3,13±1,21. Căn nguyên được tìm thấy ở các đợt tái diễn của viêm phổi do Haemophilus Influenza là 6,0%, Streptococcus pneumoniae là 10,0%, Mycoplama pneumonie là 4,0%, Virus RSV là 11,0%, Cúm là 3,0%, có 66,0% không tìm ra căn nguyên gây bệnh. Tần suất trẻ tái diễn viêm phổi trên 4 đợt có mối liên quan với tiền sử dị ứng của bản thân (p<0,05, hệ số tương quan OR 7,57 khoảng tin cậy CI (0,95-15,12)) và tiền sử tiếp xúc với khói thuốc hay đi nhà trẻ (p<0,05, hệ số tương quan OR:7.3, CI(2,68-20,02) và 3,57, CI(1,57-8,14)). Kết luận: Tỷ lệ viêm phổi tái diễn chiếm 8,0%, số đợt tái diễn trung bình là 3,13±1,21, 44,0% xác định được căn nguyên gây bệnh. Yếu tố nhà trẻ, môi trường sống có người hút thuốc lá và tiền sử bản thân có cơ địa dị ứng là yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất tái diễn viêm phổi lên trên 4 đợt.

 

This study aims to investigate the clinical epidemiological c-haracteristics and identify factors associated with the recurrence frequency of pneumonia in children. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 150 children diagnosed with recurrent pneumonia f-rom October 2023 to September 2024 at the Outpatient and Voluntary Treatment Department of Nghe An Obstetrics and Pediatrics Hospital. The study analyzed the relationship between various factors and the recurrence frequency of pneumonia. Results: The prevalence of recurrent pneumonia was 8.0%. The majority of cases were in children aged 2–12 months, accounting for 44.7%. The incidence was higher in males than females, with a male-to-female ratio of 1.78. The most common recurrence frequency was three episodes (34.7%), with an average of 3.13 ± 1.21 episodes. The etiological agents identified in recurrent pneumonia episodes included Haemophilus influenzae (6.0%), Streptococcus pneumoniae (10.0%), Mycoplasma pneumoniae (4.0%), RSV virus (11.0%), influenza virus (3.0%), while 66.0% of cases had no identifiable causative pathogen. Recurrent pneumonia occurring more than four times was significantly associated with a history of personal allergies (p<0.05, OR 7.57, 95% CI [0.95–15.12]) and exposure to cigarette smoke or daycare attendance (p<0.05, OR 7.3, 95% CI [2.68–20.02] and OR 3.57, 95% CI [1.57–8.14], respectively). Conclusion: The prevalence of recurrent pneumonia was 8.0%, with an average recurrence of 3.13 ± 1.21 episodes. A causative pathogen was identified in 44.0% of cases. Risk factors associated with more than four recurrence episodes included daycare attendance, exposure to cigarette smoke, and a personal history of allergic conditions.

 

TTKHCNQG, CVv 417