Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,990,517
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Bệnh truyền nhiễm

BB

Huỳnh Ngọc Linh, Ngô Quốc Thống

Dịch tễ và một số đặc điểm bệnh sởi tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2024

Epidemiology and some c-haracteristics of measles in Ca Mau province, 2015-2024

Y học Cộng đồng

2025

3

265-270

2354-0613

Xác định các đặc điểm dịch tễ và một số đặc điểm bệnh sởi như nơi cư trú, nhóm tuổi, giới tính, tình trạng tiêm ngừa sởi, đến cơ sở y tế sau khi phát hiện bệnh, tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2024.   Phương pháp nghiên cứu: Truy xuất dữ liệu từ phần mềm quản lý các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế; được 4461 trẻ đáp ứng tiêu chí để phân tích tỷ lệ mắc, biến chứng và xác định mối liên quan qua hồi quy logistic.   Kết quả: Nam có tỷ lệ mắc sởi cao hơn nữ (55,97% so với 44,03%), trẻ ở nông thôn chiếm 68,44% so với 31,56% ở thành thị. Nhóm tuổi 5 đến dưới 16 chiếm 42,43% ca bệnh; 81,96% trẻ không được tiêm phòng. Về biến chứng, trẻ nông thôn có tỷ lệ cao hơn (58,11% so với 50,64%; OR = 1,35). Tỷ lệ biến chứng cao nhất ở trẻ dưới 9 tháng (66,15%) với xu hướng giảm theo độ tuổi (OR điều chỉnh = 0,74). Thời gian nhập viện muộn (≥ 3 ngày) tăng nguy cơ biến chứng (OR = 1,66), trong khi trẻ đã tiêm chủng có nguy cơ thấp hơn (47,20% so với 57,63%; OR = 0,67).   Kết luận: Các yếu tố như giới tính, nơi cư trú, nhóm tuổi, thời gian nhập viện và tình trạng tiêm chủng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc và biến chứng sởi. Nghiên cứu nhấn mạnh cần tăng cường chương trình tiêm chủng và cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, đặc biệt tại khu vực nông thôn, để kiểm soát hiệu quả bệnh sởi, nhất là trong bối cảnh bùng nổ ca bệnh năm 2024.  

 

Determine the epidemiological c-haracteristics and some measles c-haracteristics such as place of residence, age group, gender, measles vaccination status, and presentation to healthcare facilities after disease detection, in Ca Mau Province f-rom 2015 to 2024.Research methods: Data were retrieved f-rom the Ministry of Health’s infectious disease management software; 4461 children met the criteria for analyzing incidence, complications, and determining associations through logistic regression. Results: Males had a higher measles incidence (55.97% vs 44.03%), rural children accounted for 68.44% compared to 31.56% in urban areas. The 5 age to under 16 age group accounted for 42.43% of cases; 81.96% of children were unvaccinated. Regarding complications, rural children had a higher rate (58.11% vs 50.64%; OR = 1.35). The complication rate was highest in children under 9 months (66.15%) with a decreasing trend with age (adjusted OR = 0.74). Late hospitalization (≥ 3 days) increased the risk of complications (OR = 1.66), while vaccinated children had a lower risk (47.20% vs 57.63%; OR = 0.67). Conclusions: Factors such as gender, place of residence, age group, hospitalization time, and vaccination status significantly influence measles incidence and complications. The study emphasizes the need to strengthen vaccination programs and improve access to healthcare services, especially in rural areas, to effectively control measles, particularly in the context of the 2024 outbreak.

 

TTKHCNQG, CVv 417