



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
14
Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..
BB
Đỗ Vương Bích Tữu
Đổi mới đào tạo ngành thiết kế trang sức Việt Nam trong thời đại 5.0
Innovating Jewelry Design Education in Vietnam in the 5.0 Era
Khoa học Giáo dục Kỹ thuật
2025
ĐB
74-81
1859-1272
Thời đại 5.0 được mệnh danh là thời đại của kỷ nguyên công nghệ, của xã hội siêu thông minh. Nâng cao chất lượng đào tạo ngành thiết kế trang sức Việt Nam trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ là đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Cần làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghề này trong tương lai là mục tiêu của nghiên cứu. Bài viết sử dụng cách tiếp cận liên ngành, phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu để có cái nhìn tổng hợp hơn về đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời đại kỹ thuật số đã mang lại những cơ hội to lớn cho việc đổi mới tư duy đào tạo, từ đầu tư phương pháp giảng dạy đến nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên trong ngành thiết kế trang sức. Những điều trên tạo ra các cơ hội phát triển ngành nghề nhưng cũng có không ít thách thức trong việc đổi mới đào tạo nhằm theo kịp xu thế của thời đại. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bài viết đã đưa ra các giải pháp giúp các cơ sở đào tạo cân bằng giữa việc duy trì các kỹ thuật chế tác truyền thống và tận dụng tối đa sự tiến bộ của công nghệ hiện đại, đồng thời vẫn phải đảm bảo học viên có được những kỹ năng làm việc cần thiết của một nhà thiết kế trong kỷ nguyên mới.
The 5.0 era is often referred to as the age of technology and superintelligent society. This study focuses on improving the quality of education in Vietnam's jewelry design industry amidst the rapid advancement of technology. The primary objective is to determine what can be done to enhance the training quality in this field for the future. The article adopts an interdisciplinary approach and employs the document analysis research method to provide a comprehensive view of the topic. The findings indicate that the digital age has cre-ated significant opportunities for innovative training approaches, ranging f-rom investment in teaching methods to enhancing students' creativity in jewelry design. While these developments present avenues for growth in the industry, they also bring challenges in modernizing education to keep pace with current trends. To improve the quality of training, the article proposes solutions to help training institutions balance maintaining traditional crafting techniques and maximizing the benefits of modern technology, at the same time, it is essential to ensure that students acquire the necessary working skills of a designer in the new era.
TTKHCNQG, CVv 389