Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,967,735
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Nguyễn Xuân Ca(1), Nguyễn Thị Khánh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thanh Hiếu, Nguyễn Thị Thu Hoàn, Nguyễn Văn Trường, Phạm Minh Tân

NANO TINH THỂ BÁN DẪN BA THÀNH PHẦN CdSSe PHA TẠP Mn: CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT QUANG VÀ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG

Mn-DOPED CdSSe TERNARY SEMICONDUCTOR NANOCRYSTALS: STRUCTURE, OPTICAL PROPERTIES AND ENERGY TRANSFER

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2022

16

76 - 84

Bài báo trình bày kết quả chế tạo các nano tinh thể (NC) bán dẫn CdSSe pha tạp ion Mn2+ với nồng độ thay đổi (0-5%) bằng phương pháp hóa ướt. Tính chất quang và cấu trúc của các NC CdSSe được nghiên cứu chi tiết khi thay đổi tỷ lệ S/Se. Các NC CdSSe chế tạo được có cấu trúc lập phương giả kẽm - zincblende (ZB). Chúng tôi đã sử dụng phổ tán sắc năng lượng (EDX) để xác định sự hiện diện của các nguyên tố và thành phần của chúng có trong mẫu. Tính chất quang của các NC CdSSe pha tạp Mn được nghiên cứu thông qua phổ quang huỳnh quang (PL). Các NC CdSSe pha tạp Mn có phổ phát xạ nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy với hai đỉnh phát xạ đặc trưng tại bước sóng 426-436 nm và 584-587 nm. Hai đỉnh phát xạ này tương ứng với phát xạ của nền CdSSe và phát xạ của các ion Mn2+ (tương ứng với chuyển mức năng lượng 4T1-6A1). Quá trình truyền năng lượng từ nền tới tạp và hiệu suất của quá trình này đã được chúng tôi nghiên cứu và xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NC CdSSe pha tạp Mn có thời gian sống dài hơn rất nhiều các NC CdSSe không pha tạp, giúp chúng có nhiều tiềm năng ứng dụng trong pin mặt trời và đánh dấu sinh học.

This paper presents the results of fabrication of CdSSe semiconductor nanocrystals (NCs) doped with Mn2+ ions with varying concentrations (0-5%) by wet chemical method. The optical properties and structural of the CdSSe NCs were investigated by changing the S/Se ratio. The fabricated CdSSe NCs have a cubic structure. The presence of elements and their compositions in the samples were determined through energy dispersive spectroscopy (EDX). The luminescence properties of the Mn-doped CdSSe NCs were investigated through photoluminescence spectroscopy (PL). Emission spectra of the Mn-doped CdSSe NCs located in the visible light region with two characteristic emission peaks at wavelengths of 426-436 nm and 584-587 nm, respectively. Two emission peaks correspond to the emission of the CdSSe host and the emission of Mn2+ ions (corresponding to the energy transition 4T1-6A1). The energy transfer process from the host to the impurity and the efficiency of this process have been studied and determined. The Mn-doped CdSSe NCs have a much longer lifetime than the undoped CdSSe NCs, giving them great potential for applications in solar cells and biomarkers.