Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,098,076
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Gỗ, giấy, bột giấy

Nguyễn Thị Tuyên, Phạm Văn Chương(1), Nguyễn Việt Hưng

Ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt – cơ đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ sa mộc (cunninghamia lanceolata lamb. hook)

Effects of heat - mechanical treatment on physical and mechanical properties of cunninghamia lanceolata lamb. hook

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2022

7

101-111

1859-3828

Xử lý gỗ theo phương pháp nhiệt - cơ nhằm cải thiện một số tính chất vật lý, cơ học và độ bền tự nhiên của gỗ.
Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt - cơ (nhiệt độ, thời gian, tỷ suất nén) đến một số tính chất vật lý, cơ học của gỗ. Gỗ Sa mộc sau khi xử lý nhiệt - cơ  được kiểm tra độ ẩm, khối lượng riêng, khả năng chống hút nước, độ bền nén và độ bền uốn tĩnh của gỗ theo tiêu chuẩn TCVN 8048:2009 và ASTM D4446-08. Với phạm vi nghiên cứu cho thấy tất cả các tham số xử lý đều ảnh hưởng nhất định đến tính chất vật lý và cơ học của gỗ. Cùng nhiệt độ và tỷ xuất nén, khi kéo dài thời gian xử lý, độ ẩm giảm. Độ ẩm gỗ nén có xu hướng tăng khi xử lý ở nhiệt độ dưới 160oC (146,36oC độ ẩm gỗ nén đạt 8,82) và giảm khi nhiệt độ lên trên 200oC (213,64oC độ ẩm gỗ chỉ đạt 5,70%). Nhiệt độ 160oC, thời gian 0,5 phút, tỷ suất nén 50% cho kết quả khối lượng riêng của gỗ nén là cao nhất (0,56g/cm3). Nhiệt độ 200oC, thời gian 0,7 phút, tỷ suất nén 44,67% cho  kết quả khả năng chống hút nước là tốt nhất. Nhiệt độ 175oC, thời gian 0,6 phút/mm chiều dày, tỷ suất nén 45,641% cho kết quả độ bền nén dọc thớ cao nhất. Nhiệt độ 176,5oC, thời gian 0,59 phút/mm chiều dày, tỷ suất nén 50% cho kết quả độ bền uốn tĩnh cao nhất.

Heat-mechanical treatment of wood to improve some physical, mechanical, and natural properties of wood. This study aims to investigate the influence of heat-mechanical treatment (temperature, time, compression ratio) on some physical and mechanical properties of wood. After heat-mechanical treatment, Cunninghamia lanceolata Lamb. Hook is tested for moisture, density, resistance to water absorption, compressive strength, and static bending strength of wood according to TCVN 8048:2009 and ASTM D4446-08. The scope of research showed that all processing parameters have a certain influence on the physical and mechanical properties of wood. At the same temperature and compression ratio, as the curing time is extended, the moisture content decreased. The moisture content of compressed wood tended to increase when treated at a temperature below 160oC (146.36oC, moisture content of compressed wood reached 8.82) and decreased when the temperature is above 200oC, moisture content of compressed wood only reached above 200oC (213.64oC; 5.70%). The temperature of 160oC, the time of 0.5 minutes, and the compression ratio of 50% resulted in the highest density of compressed wood (0.56g/cm3). The temperature of 200oC, the time of 0.7 minutes, and the compression ratio of 44.67% showed the best resistance to water absorption. Temperature 175oC, time 0.6 min/mm thickness, compression ratio 45.641% resulted in the highest compressive strength along the grain. Temperature 176.5oC, time 0.59 min/mm thickness, compression ratio 50% for the highest static bending strength results.

TTKHCNQG, CVv 421