Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  20,947,972
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Kỹ thuật giao thông vận tải

Nghiên cứu mối tương quan thực nghiệm giữa cường độ chịu kéo khi uốn và mô đun đàn hồi của bê tông xi măng làm mặt đường

A STUDY ON EMPIRICAL RELATIONSHIP BETWEEN MODULUS OF RUPTURE AND ELASTIC MODULUS OF CEMENT CONCRETE USED FOR PAVEMENT

Khoa học Giao thông vận tải

2021

2

158-165

1859-2724

Mặt đường bê tông xi măng (BTXM) là loại mặt đường cấp cao, được sử dụng khá phổ biến cho giao thông đường bộ cũng như đường băng sân bay. Hiện nay, thiết bị FWD (Falling Weight Deflectometer)thường được dùng để đánh giá sức chịu tải của mặt đường BTXM. Tuy nhiên, phương pháp FWD sau khi xử lý chỉ xác định được mô đun đàn hồi của BTXM mà không xác định được cường độ chịu kéo khi uốn của BTXM. Trong khi đó cường độ chịu kéo khi uốn của BTXM là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của mặt bê tông xi măng. Vì vậy, bài báo có mục tiêu xây dựng mối tương quan giữa cường độ chịu kéo khi uốn vàmô đun đàn hồicủa BTXM nhằm phục vụ cho công tác đánh giá kết cấu áo đường BTXM. Kết quả cho thấy, giữa cường độ chịu kéo khi uốn vàmô đun đàn hồi có mối quan hệ tuyến tính và mô hình đảm bảo sự tin cậy với R bình phương hiệu chỉnh là 66.0%.

Cement concrete (CC) is frequently used for highway pavement as well as for airport runways. Recently, the Falling Weight Deflectometer (FWD) is usually used to access load bearing capacity of the CC pavement. However, the FWD can determine only static modulus of elasticity but not flexural strength of concrete. While the tensile bending strength of cement concrete is an important criteria for the evaluation of cement concrete surface's quality. Therefore, this paper aims to estimate a relation between the modulus of rupture and elastic modulus of CC. The result indicates that the flexural strength and the static modulus of elasticity have a linear relationship with adjusted R quare is 66.0%.

TTKHCNQG, CVv 287