Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,514,217
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học xã hội

BB

Một số mô hình quản trị đại học trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam

University governance models around the world and lessons for Vietnamese universities

Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng (Tên cũ: Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng)

2024

268

1-15

Tóm tắt: Quản trị đại học là vấn đề lớn, có tính bao trùm với nhiều hoạt động khác nhau như quản trị hệ thống, quản trị chiến lược, quản trị hoạt động đào tạo, quản trị khoa học và công nghệ, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị cơ sở vật chất... Một hệ thống quản trị đại học tốt sẽ khơi dậy, khuyến khích niềm say mê học thuật của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường đại học, tạo nguồn vốn trí tuệ dồi dào giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của một trường đại học. Quản trị đại học tốt trong bối cảnh tự chủ sẽ giúp trường đại học tối ưu hóa các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nhờ đó trường đại học có thể hoàn thành sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế và xây dựng đất nước. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu, bài viết này nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết, phân tích một số mô hình quản trị đại học trên thế giới, từ đó rút ra hàm ý hữu ích trong việc hoàn thiện mô hình quản trị đại học hướng tới tự chủ đích thực tại Việt Nam.

Abstract: University governance is a significant and encompassing issue, involving various activities such as system management, strategic management, training management, science and technology management, human resource management, financial management, and facility management. A good university governance system will inspire and encourage the academic passion of staff, lecturers, and students, creating a rich intellectual capital that enhances a university's competitive advantage. Effective university governance in the context of autonomy helps universities optimize resources to improve operational efficiency, enabling them to fulfill their mission of providing high-quality human resources for the labor market, thereby contributing to economic growth and national development. Using the literature review method, this article aims to clarify the theoretical basis and analyze international experiences in university governance, drawing some useful implications for improving the university governance model toward autonomy in Vietnam.