Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,932,717
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Nha khoa và phẫu thuật miệng

La Kim Phượng, Đỗ Thị Thảo(1), Võ Huỳnh Trang

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của răng cối nhỏ đã nội nha tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ, năm 2019-2021

Tạp chí Y dược học Cần Thơ

2021

37

174-179

2345-1210

Những thay đổi tiến triển của bệnh lý và quy trình điều trị tủy đã làm thay đổi đặc tính, giảm sức khỏe và độ vững bền của răng. Nhằm có cái nhìn tổng quát về đặc điểm lâm sàng của các răng cối nhỏ bị sâu đã điều trị tủy tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ từ 2019-2021. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của các răng cối nhỏ đã nội nha tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, năm 2019-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân có răng cối nhỏ đã được điều trị nội nha có mất một đến hai thành gần và/hoặc xa. Kết quả: Nhóm 18-39 tuổi chiếm tỉ lệ cao (58,9%) trong mẫu nghiên cứu. Nữ (66,1%) thường gặp hơn nam (33,9%). Trình độ Cao đẳng – Đại học – Sau Đại học chiếm đa số (48,2%). Tỉ lệ răng cối nhỏ đã điều trị nội nha ở hàm trên (66%) cao hơn so với hàm dưới (34%). Trong số các răng cối nhỏ đã điều trị nội nha ở hàm trên, bên phải (44,6%) chiếm tỉ lệ cao hơn bên trái (21,4%). Trong số các răng cối nhỏ đã điều trị nội nha ở hàm dưới, bên trái (23,2%) chiếm tỉ lệ cao hơn bên phải (10,8%). Khớp cắn còn răng đối diện (89,3%) chiếm đa số so với mất răng đối diện (10,7%). Kích thước xoang sâu lớn (82,1%), trung bình (17,9%) và không có răng có xoang sâu kích thước nhỏ. Mất thành xa thường gặp, kế đến là mất thành gần và mất cả hai thành với tỉ lệ lần lượt là 51,8%, 42,9%, 5,3%. Kết luận: Răng cối nhỏ hàm trên là răng có tỉ lệ điều trị tủy cao nhất, xoang sâu thường có kích thước lớn và mất một thành gần hoặc xa.

TTKHCNQG, CVv 482