Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,352,757
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Hệ hô hấp và các bệnh liên quan

Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Lê Thị Hương(1), Phạm Thị Quân, Nguyễn Thị Quỳnh

Thực trạng tổng dung tích phổi (TLC) ở người tiếp xúc trực tiếp bụi silic trong môi trường làm việc và yếu tố liên quan

The total lung capacity among workers exposed to silica dust in the workplace and related factors

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2021

2

104-108

1859-1868

Đánh giá sự thay đổi tổng dung tích phổi (TLC) ở 869 đối tượng nghiên cứu là những người tiếp xúc trực tiếp bụi silic trong quá trình làm việc, đã được chụp phim xquang phổi theo tiêu chuẩn ILO để chẩn đoán bụi phổi silic. Sau đó các đối tượng được đo chức năng hô hấp và đo tổng dung tích phổi (TLC). Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người lao động có giảm TLC là 10,5% (91/869); có mối liên quan chặt chẽ giữa mắc bụi phổi silic đám mờ lớn với suy giảm TLC (p<0,001); chưa thấy có mối liên quan giữa mắc bụi phổi silic nốt mờ nhỏ với sự suy giảm TLC (p>0,05); Có mối liên quan chặt chẽ giữa các mức độ giảm chỉ số FVC với giảm TLC trong phân tích đơn biến và đa biến (p<0,001). Nên tiếp tục sử dụng các kỹ thuật, chỉ số đo chức năng hô hấp thông thường như FVC để đánh giá giảm chức năng hô hấp hạn chế, trong trường hợp cần sự chính xác cao thì dùng chỉ số kỹ thuật cao TLC.

This descriptive study aims to examine the changes in total lung capacity of workers who are directly exposed to silica in the workplace and related factors. Before measuring the respiratory function and total lung capacity (TLC), 869 workers in the environment exposed to silica dust had taken chest x-rays to diagnose silicosis. The results show that: TLC reduction rate is 10.5% (91/869); there is a close relationship between having large cloud silicosis with TLC decline (p<0.001); no association between small nodular silicosis and TLC decline (p>0.05); There is a close relationship between the FVC reduction and TLC reduction (p<0.001). It is recommended to continue to use common techniques and indicators of respiratory function such as FVC to assess limited respiratory function decline, in case high accuracy is required, the high technical index TLC should be used.

TTKHCNQG, CVv 46