Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,900,751
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khai thác mỏ và xử lý khoáng chất

Lưu Công Trí(2), Trịnh Đình Huấn(1), Chu Minh Tú, Đinh Xuân Hà, Nguyễn Phương

Một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa wolfram, thiếc-đa kim khu vực Huổi Chừn, tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Some new research outcomes of wolframite-tin-polymetallic metallization in the Huoi Chun area, Huaphanh province, Lao people’s democratic republic (LPDR)

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất

2020

02

22-32

1859-1469

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa wolfram, thiếc - đa kim khu vực Huổi Chừn trên cơ sở áp dụng phương pháp địa chất truyền thống, kết hợp phương pháp nghiên cứu thành phần vật chất quặng và phương pháp toán thống kế. Kết quả nghiên cứu rút ra một số kết luận sau Các khoáng vật quặng trong khu vực Huổi Chừn được thành tạo chủ yếu theo phương thức lắng đọng vật chất, kết tinh từ dung dịch nhiệt dịch, lấp đầy các hệ thống khe nứt có phương phát triển khác nhau. Khoáng sản chủ đạo trong khu vực là wolfram, thiếc, đồng, kẽm, bismut; Quặng hóa wolfram, thiếc - đa kim được thành tạo trong thời kỳ tạo quặng nhiệt dịch, gồm 3 giai đoạn tương ứng với 3 tổ hợp công sinh khoáng vật; trong đó, tổ hợp cộng sinh khoáng vật wolframit - bismut tự sinh là phát hiện mới của tập thể tác giả. Các nguyên tố Sn, Cu, Pb, Zn, As và Cd có mối quan hệ tương quan khá chặt chẽ với nhau, là tổ hợp nguyên tố đặc trưng cho giai đoạn tạo khoáng II và các nguyên tố W, Co và Bi đặc trưng cho giai đoạn tạo khoáng III của thời kỳ tạo quặng nhiệt dịch. Quặng hóa wolfram, thiếc - đa kim được hình thành có thể có liên quan đến hoạt động magma xâm nhập xảy ra trong giai đoạn Merozoi - Kainozoi (?).

The paper introduces several new research results on the metallization of wolfram, tin - polymetallic in Huoi Chun area based on the application of traditional geological methods combining with the research method of ore material composition and the statistical mathematics. The research results draw some conclusions Ore minerals in Huoi Chun area are formed mainly by the way of material deposition, crystallized from hydrothermal solution, filling various fracture systems with different development directions. The main minerals in the region are wolfram, tin, copper, zinc and bismuth; the metallization of wolfram, tin- polymetallic is formed during the hydrothermal ore creation, including three stages corresponding to three mineral paragenesis assemblage; in particular, the mineral paragenesis assemblage of the abiogenesis wolframite - bismuth is a new discovery of the authors. The Sn, Cu, Pb, Zn, As and Cd elements have a relatively close correlation with each other, which is a specific combination of elements for the II (two) mineralization phase and the W, Co and Bi elements is typical for the III (three) mineralization phase of the hydrothermal ore creation period. The metallization of wolfram, tin - polymetallic is formed which might be related to the intrusive magma activity that occurred during the Mesozoic - Cenozoic period (?).

TTKHCNQG, CVv 294

  • [1] Vũ Huy Chừng (1974), Báo cáo địa chất kết quả khảo sát quặng sắt và các kim loại khác trong vùng giải phóng Lào.,Lưu trữ Địa chất.
  • [2] Vũ Đức Lân (2016), Báo cáo kết quả công tác thăm dò quặng đa kim block 2 mỏ thiếc, chì, kẽm Huổi Chừn, huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.,Lưu trữ Công ty Cổ phần khoáng sản Lào - Việt.
  • [3] Trần Văn Trị, Vũ Khúc (2009), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam,
  • [4] Tô Văn Thụ (1982), Địa chất và khoáng sản tờ Sầm Nưa (Lào) tỷ lệ 1:200.000.,Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Lào.
  • [5] Pham Nhu Sang, Nguyen Tien Dung, Phan Thi Thanh Hien, Vo Thi Cong Chinh (2020), The degree of chemical weathering in the Ba River basin, South Central Vietnam: Major-element geochemistry investigations of morden river sediments and sedimentary rocks (Vietnamese).,Journal of Mining and Earth Sciences 61 (2), 82-91
  • [6] Nguyễn Văn Đễ (1974), Báo cáo Địa chất nhóm tờ Bản Chiềng tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.,
  • [7] Nguyen Huu Hiep, Andrew Carter, Dao Bui Din, Trinh The Luc, Ngo Thi Kim, Vu Anh Dao, Phan Van Binh, Nguyen Quang Huy (2020), Quality c-haracteristics of Ilmenit minerals in the south central of Vietnam by SEM and QEMSCAN analysis (Vietnamese).,Journal of Mining and Earth Sciences 61 (2), 72-81
  • [8] Lê Duy Bách, Nguyễn Văn Hoành (1996), Địa chất và khoáng sản tờ Khang Khay - Mường Xén tỷ lệ 1:200.000. Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Lào.,
  • [9] Hoàng Phương (1974), Báo cáo Địa chất nhóm tờ Sầm Nưa (Lào) tỷ lệ 1:50.000.,Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Lào.
  • [10] Dovjicov, A. E.(Cb) (1965), Địa chất miền Bắc Việt Nam (bản tiếng Việt).,