



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
87
Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật
BB
Trần Đăng An(1), Thái Hữu Hùng, Nguyễn Thái Sơn
Nghiên cứu phân vùng mức độ thích nghi đối với các loại rừng trồng trong vùng đất bán ngập lòng hồ Srok Phu Miêng, tỉnh Bình Phước, Việt Nam
Identifying adaptable levels for plantation forests in the semi-submerged areas of Srok Phu Mieng reservoir, Binh Phuoc province, Vietnam
Khí tượng Thủy văn
2024
766
77-90
2525-2208
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân vùng khả năng thích nghi của các loại rừng trồng trong vùng đất bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện Srok Phu Miêng, tỉnh Bình Phước dựa vào kết quả khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước, chất lượng đất và sử dụng phương pháp phân tích cặp (AHP). Nghiên cứu đã xác định bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của cây trồng bao gồm thời gian ngập, độ sâu ngập, độ dốc địa hình và chiều sâu tầng đất với hệ số tác động lần lượt là 0,30, 0,27, 0,19, và 0,13. Trong khi đó, các yếu tố khác như độ cao, chất lượng nước và chất lượng đất ảnh hưởng không đáng kể (≤ 0,05) tới khả năng thích nghi của các loại rừng trồng trong khu vực nghiên cứu. Kết quả cũng cho thấy rằng cây tràm và cây gáo vàng thích nghi tốt hơn so với cây keo, với diện tích thích nghi là 23,15 ha so với chỉ 1,53 ha của cây keo. Nghiên cứu này cung cấp các hiểu biết về tầm quan trọng của các yếu tố môi trường và khả năng thích nghi của các loại rừng trồng trong vùng đất bán ngập hồ chứa từ đó giúp các đơn vị có liên quan có kế hoạch khai thác, sử dụng và phát triển bền vững rừng trồng trong vùng đất bán ngập các hồ chứa nước thủy lợi và thủy điện trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và các khu vực khác của Việt Nam nói chung.
This study was conducted to zone the adaptability of plantation forests in the semi-submerged areas of the Srok Phu Mieng hydroelectric reservoir in Binh Phuoc Province, based on field survey results and analyses of water quality, soil quality using the Analytical Hierarchy Process (AHP). The study identified four main factors affecting the adaptability of the plants: inundation time, inundation depth, terrain slope, and soil layer depth, with impact coefficients of 0.30, 0.27, 0.19, and 0.13, respectively. Other factors such as altitude, water quality, and soil quality were found to have negligible impacts (≤ 0.05) on the adaptability of the plantation forests in the study area. The results also showed that Melaleuca and yellow cheesewood are more adaptable than Acacia, with adaptable areas of 23.15 ha compared to only 1.53 ha for Acacia. This research provides insights into the importance of environmental factors and the adaptability of plantation forests in semi-submerged reservoir areas, thereby aiding relevant agencies in planning the exploitation, use, and sustainable development of plantation forests in the semi-submerged areas of irrigation and hydroelectric reservoirs in Binh Phuoc province in particular, and other areas of Vietnam in general.
TTKHCNQG, CVt 39