Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,355,312
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Dinh dưỡng; Khoa học về ăn kiêng

BB

Lê Thị Hương(1), Lê Thị Thanh Xuân, Tạ Thanh Nga, Bùi Thị Trà Vi, Vũ Ngọc Hà, Nguyễn Thị Thu Liễu, Phùng Thị Ngọc Anh, Lê Thị Hà Thanh, Dương Thị Phượng

Tính giá trị và độ tin cậy của tiêu chuẩn chẩn đoán dinh dưỡng GLIM trên người bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Validity and reliability of the glim criteria in patients at Hanoi Medical University Hospital

Y học Cộng đồng

2025

4

238-245

2354-0613

Đánh giá tính giá trị, độ tin cậy của tiêu chuẩn chẩn đoán dinh dưỡng GLIM tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 người bệnh từ 18 đến dưới 70 tuổi nhập viện trong 48 giờ đầu. Kết quả: Suy dinh dưỡng theo GLIM có mối liên quan với thời gian nằm viện dài hơn (10,0 ± 8,96 ngày), và các chỉ số như BMI, bề dày lớp mỡ dưới da, tỉ lệ mỡ cơ thể, khối lượng cơ, xương, mỡ nội tạng và xét nghiệm pre-albumin thấp hơn (p < 0,05). GLIM có độ nhạy 71,9%; độ đặc hiệu 88,2%, giá trị dự đoán dương tính 74,2%, giá trị dự đoán âm tính 87% và AUC 0,8 (95%CI = 0,74-0,86) trong chẩn đoán suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng mức độ nghiêm trọng theo GLIM đối với tiêu chuẩn kiểu hình ở ngưỡng BMI < 17,0 kg/m2 (người bệnh < 70 tuổi) có độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 98,4% và AUC 0,84. Chỉ số Kappa đồng thuận giữa hai người đánh giá GLIM là hoàn toàn đồng nhất với Kappa = 0,89. Kết luận: GLIM có tính giá trị và độ tin cậy cao trong chẩn đoán suy dinh dưỡng.

 

The study aimed to evaluate the validity and reliability of the GLIM diagnostic criteria at Hanoi Medical University Hospital. Methods: A cross-sectional study was conducted on 200 patients aged 18 to under 70 years who were admitted within 48 hours. Results: Malnourished according to GLIM had significantly longer hospital stays (10.0 ± 8.96 days) and lower clinical indicators, including BMI, subcutaneous fat thickness, body fat percentage, muscle mass, bone mass, visceral fat, and prealbumin levels (p < 0.05). The GLIM criteria demonstrated a sensitivity of 71.9%, a specificity of 88.2%, a positive predictive value of 74.2%, a negative predictive value of 87%, and an area under the receiver operating c-haracteristic curve (AUC) of 0.8 (95%CI = 0.74-0.86) for malnutrition diagnosis. Severe malnutrition according to the GLIM criteria, based on the phenotypic standard at a BMI threshold of < 17.0 kg/m² (for individuals < 70 years old), has a sensitivity of 70%, a specificity of 98.4%, and an AUC of 0.84. The inter-rater reliability between two independent GLIM evaluators was excellent, with a Kappa coefficient of 0.89. Conclusion: The GLIM criteria demonstrate high validity and reliability in diagnosing malnutrition.

 

TTKHCNQG, CVv 417