



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
14
Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..
BB
Lê Chi Lan, Nguyễn Đặng An Long
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên trong bối cảnh chuyển đổi số
Solutions for enhanching the teaching quality of lectures in the context of digital transformation
Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam
2025
1
1-10
2615-8957
Chuyển đổi số đã là nhu cầu khách quan của sự phát triển, đặt ra nhiều yêu cầu mới cho tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực giáo dục được coi là ưu tiên hàng đầu. Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng trong nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần quan trọng trong đổi mới toàn diện giáo dục. Bài viết khảo sát ý kiến của 268 người, trong đó có 40 cán bộ quản lí, 162 nữ và 106 nam ở một số trường đại học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu được chọn để phỏng vấn bán cấu trúc theo phương pháp thuận tiện, cỡ mẫu là 16 người gồm: 08 cán bộ quản lí và 08 giảng viên tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Kết quả cho thấy, đội ngũ giảng viên trong trường đại học ngày một nâng cao về số lượng và năng lực chuyên môn; kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, dưới sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhiều yêu cầu mới về kĩ năng công nghệ, áp dụng công nghệ vào giảng dạy đòi hỏi giảng viên phải có những năng lực thực hiện thích ứng với chuyển đổi số trong giáo dục. Từ thực tiễn đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên trong bối cảnh chuyển đổi số.
Digital transformation is an essential driver of development, creating numerous new demands across all fields, with education considered a top priority. Teaching quality of lecturers is a critical factor in enhancing educational standards and making a significant contribution to comprehensive educational innovation. This article surveys the opinions of 268 individuals, including 40 managers, 162 female staff, and 106 male staff members at various public universities in Ho Chi Minh City. A sample of 16 participants, consisting of 8 managers and 8 lecturers actively involved in teaching, was selected for semi-structured interviews using a convenience sampling method. The results indicate that teaching staff are steadily improving in both quantity and professional capacity, including expertise, professional qualifications, and practical skills. However, with the rapid advancement of science and technology, new requirements for technological skills and the integration of technology into teaching demand that lecturers develop competencies suited to digital transformation in education. In response to these challenges, this article proposes several solutions to improve teaching quality among lecturers within the context of digital transformation
TTKHCNQG, CVv 489