Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,189,151
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

11

Khoa học chính trị

BB

Nguyễn Xuân Hồng

Góp phần minh định cách diễn đạt “Khủng hoảng truyền thông” tại Việt Nam qua khảo sát một số tài liệu về truyền thông

Clarifying the expression of “communication crisis” used in Vietnam through communication research

Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2025

4

61-68

1859-4794

Ở Việt Nam, khoảng gần hai thập niên trở lại đây, cụm từ “khủng hoảng truyền thông” được sử dụng rộng rãi với hàm ý chỉ tất cả những vụ việc “ồn ào” xuất hiện trên các kênh truyền thông, bao gồm các nền tảng mạng xã hội và báo chí. Tuy nhiên, về mặt học thuật trong lĩnh vực truyền thông của thế giới, cho đến nay không tồn tại thuật ngữ “communication crisis” (cách dịch sát nhất sang tiếng Anh cho cụm từ “khủng hoảng truyền thông”) mà chỉ phổ biến thuật ngữ “crisis communication” (dịch sang tiếng Việt là “truyền thông xử lý khủng hoảng”). Bài báo này bước đầu làm rõ sự tồn tại hay không của thuật ngữ “khủng hoảng truyền thông” thông qua khảo sát một số nghiên cứu, tài liệu học thuật về quản trị và truyền thông xử lý khủng hoảng của các tác giả trên thế giới, có sự so sánh, đối chiếu với Việt Nam để làm rõ và chuẩn hóa cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Việt. Đồng thời, bài báo cũng vận dụng một số lý thuyết, mô hình liên quan đã được các học giả quốc tế đề xuất để làm cơ sở lý giải cho cách diễn đạt “khủng hoảng truyền thông” ở Việt Nam.

In Vietnam, for the past two decades, the phrase “communication crisis” has been used widely in order to refer to all “noisy” incidents appearing on media channels, including social platforms and newspapers. However, in the international circle of communication academics, there has been no such term as “communication crisis” (the most exact translation into English for the phrase “khủng hoảng truyền thông”) till now, only the term “crisis communication” (translated into Vietnamese as “truyền thông xử lý khủng hoảng”) is popularised. This article initially clarifies whether the term “khủng hoảng truyền thông” exists or not, through surveying a number of research studies and academic documents on crisis management and communication conducted by international authors, with a comparison to define and standardise the scientific term in Vietnamese. At the same time, the article also explores some related theories and models proposed by international scholars to serve as the foundation for explaining the nature of the use of the expression “communication crisis” in Vietnam.

TTKHCNQG, CVv 8