Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,026,308
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Sản khoa và phụ khoa

BB

Nguyễn Hữu Trung, Lê Thị Mỹ Hạnh, Phạm Hùng Cường

Hiệu quả và an toàn của khởi phát chuyển dạ với Prostaglandin E2 trên thai quá ngày dự sinh tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Efficiency and safety of induced labor by Prostaglandin E2 in overdue pregnancy in Gia Dinh People’s Hospital

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

3

366-370

1859-1868

Xác định tỉ lệ KPCD thành công của Di noprostone noprostonenoprostone noprostonenoprostone noprostone ở thai quá ngày dự sinh tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Phương pháp: Nghiên cứu hàng loạt ca được thực hiện từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021, chúng tôi đã thu nhận được 46 thai phụ ≥ 40 tuần vô kinh được KPCD bằng Dinoprostone tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Kết quả thành công KPCD được định nghĩa là Bishop ≥ 7 trong thời gian 24 giờ sau KPCD bằng Dinoprostone. Bên cạnh, chúng tôi tiến hành phân tích các biến chứng chu sinh, tác dụng phụ của thuốc. Kết quả: Tỉ lệ thành công của KPCD bằng Dinoprostone dạng đặt âm đạo trên thai quá ngày dự sinh đạt 89,13% KTC 95% (80,14– 98,12).Tỉ lệ sinh ngả âm đạo là 65,2% KTC 95% (51,5 - 78,9), tỉ lệ mổ lấy thai là 34,8% KTC 95% (21,1 – 48,5). Tác dụng ngoại ý được ghi nhận trong nghiên cứu bao gồm: cơn gò cường tính (17,39%), biến đổi tim thai CTG nhóm II (8,69%), buồn nôn (4,34%), tiêu chảy (4,34%), vỡ ối (2,17%), băng huyết sau sinh (4,34%), Apgar 5 phút < 7 (4,34%). Kết luận: Dinoprostone dạng đặt âm đạo được xem như một lựa chọn KPCD cótính hiệu quả và an toàn cho mẹ và thai nhi đối với những trường hợp thai quá ngày dự sinh. Do những tác dụng ngoại ý có thể xảy ra, việc dùng Dinoprostone dạng đặt âm đạo để KPCD phải tuân thủ qui trình thực hiện và theo dõi chặt chẽ.

To determine the success rate of IOL using Di noprostone noprostonenoprostone noprostonenoprostone noprostone in women beyond the 40 weeks of pregnancy at Gia Dinh People’s Hospital. Method: A retrospective case series was conducted between April 2021 and September 2021, enrolling 46 women beyond the 40 weeks of single pregnancy who underwent Dinoprostone slow-released vaginal insert-induced labor at Gia Dinh People’s Hospital.The primary outcome was defined as the Bishop score ≥ 7 within 24 hours induction with Dinoprostone vaginal insert. The secondary outcome analyzed perinatal complications, adverse effects. Result: Among 46 women who underwent Dinoprostone slow-released vaginal insert-induced labor, the success rate of IOL using Di noprostone noprostonenoprostone noprostonenoprostone noprostone was 89.13% (CI 84.67-93.58). The rate of vaginal delivery was higher than cesarean delivery (65.21% CI 51.5-78.9vs 34.78% CI 21.1 - 48.5)). We assigned some side effects: nausea (4.34%), diarrhea (4.34%) and some perinatal complications: fetal distress (8.69%), uterine hyperstimulation (17.39%), rupture membrane (2.17%), hemorrhage postpartum (4.34%), apgar at 5 minutes < 7 (4.34%). Conclusion: Dinoprostone slow-released vaginal insert is a good choice for women beyond the 40th week of single pregnancy. Because of some perinatal complications, we need comply the process.

TTKHCNQG, CVv 46