



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
11
Khoa học chính trị
BB
Nguyễn Thu Trang
Hợp tác Ấn Độ - Nhật Bản trong bối cảnh địa chính trị thay đổi ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
India-Japan cooperation in the changing geopolitical context of the Indo-Pacific
Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2025
4
53-60
1859-4794
Ấn Độ và Nhật Bản là những đồng minh tự nhiên ở châu Á, có lịch sử hợp tác lâu đời từ những năm 1950. Kể từ khi hai bên xác lập “đối tác chiến lược toàn cầu” cho đến việc định hình chính thức chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tự do và rộng mở”, hợp tác song phương giữa hai nước ngày càng phát triển. Bài báo sử dụng lý thuyết cân bằng quyền lực và lý thuyết vai trò để làm rõ hai câu hỏi chính: 1) Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có vai trò như thế nào trong chính sách của Ấn Độ và Nhật Bản; 2) Hợp tác Ấn Độ - Nhật Bản phát triển trong những lĩnh vực nào. Bài báo lập luận rằng, nhu cầu cân bằng về sức mạnh của Ấn Độ và Nhật Bản thông qua hợp tác nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa Ấn Độ và Nhật Bản có thể tạo ra thế cân bằng cùng với sự hỗ trợ của các quốc gia trong khu vực để mang lại trật tự an ninh ổn định ở châu Á, thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, mở và toàn diện, giải quyết các thách thức an ninh phi truyền thống và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như chống khủng bố, an ninh mạng và phát triển cơ sở hạ tầng.
India and Japan are natural allies in Asia, having a history of collaboration extending back to the 1950s. Bilateral cooperation between the two nations has grown significantly since the establishment of a “global strategic partnership” and the official formulation of the “Free and Open Indo-Pacific” strategy. This article uses a balance of power theory and role theory to answer two major questions: 1) What role does the Indo-Pacific region play in Indian and Japanese policy?; 2) In which areas India-Japan cooperation has evolved? The article contends that the power balance through the cooperation of India and Japan aims to counteract China in the Indo-Pacific region. In addition, collaborative activities in various fields between India and Japan, along with support f-rom other regional countries, can cre-ate a balance of power to ensure a stable security order in Asia and promote a free, open, and inclusive Indo-Pacific region, address non-traditional security challenges, and strengthens collaboration in areas such as counterterrorism, cybersecurity, and infrastructure development.
TTKHCNQG, CVv 8