Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,025,450
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Tiêu hoá và gan mật học

BB

Đặng Quang Nam, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thanh Nam, Phạm Như Hòa, Lê Phú Tài, Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Công Long

Kết quả điều trị sỏi ống mật chủ kích thước lớn bằng nội soi mật tụy ngược dòng kết hợp cắt cơ vòng oddi và nong cơ vòng Oddi bằng bóng tại Trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai

Treatment results of large common bile duct stones by endoscopic retrograde cholangiopancreatography combined with minimal sphincterotomy and balloon sphincteroplasty at the gastroenterology - Hepatology Center, Bach Mai

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

1

41-45

1859-1868

Đánh giá kết quả điều trị sỏi ống mật chủ kích thước lớn bằng nội soi mật tụy ngược dòng kết hợp cắt cơ vòng Oddi tối thiểu và nong cơ vòng Oddi bằng bóng. Đối tượng và phương pháp: Mô tả chùm ca bệnh trên 82 bệnh nhân sỏi ống mật chủ kích thước >1 cm có chỉ định điều trị bằng nội soi mật tụy ngược dòng. Tất cả bệnh nhân được khai thác thông tin hành chính, tiến hành siêu âm đánh giá sỏi trước can thiệp, thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi theo quy trình thống nhất, các tai biến, biến chứng của thủ thuật được ghi nhận. Kết quả: Tỉ lệ thông nhú thành công là 93,9%, tỉ lệ sạch sỏi đạt 89,6%. Thời gian thực hiện thủ thuật trung bình 31,4 phút. Tai biến thường nhẹ: 1 ca thủng ống tiêu hóa được đóng lỗ thủng bằng nội soi, 5 ca viêm tụy cấp, 1 ca phải chuyển mổ cấp cứu sau NSMTND do chảy máu. Tỉ lệ can thiệp sạch sỏi ở nhóm vị trí sỏi đoạn xa, kích thước sỏi < 15mm, số lượng sỏi là 1 sỏi, ống mật chủ không gập góc, có tỉ lệ lần lượt là 98,0%,87,3%, 92,3%, 96,4%, cao hơn vó ý nghĩa (p<0,05) so với nhóm còn lại. Kết luận: Nội soi chụp mật tụy ngược dòng là một thủ thuật hữu ích với tỉ lệ lấy sỏi thành công cao, ít tai biến, biến chứng nghiêm trọng.

To evaluate the treatment results of large common bile duct stones using endoscopic retrograde cholangiopancreatography (NSMTND) combined with minimal sphincterotomy and large balloon dilation. Subjects and methods: A case series study on 82 patients with common bile duct stones >1 cm indicated for NSMTND treatment. All patients underwent administrative information collection, pre-intervention ultrasound evaluation of stones, NSMTND stone removal according to a standardized protocol, and complications of the procedure were recorded. Results: The successful cannulation rate was 93.9%, the complete stone clearance rate was 89,6%. The average procedure time was 31.4 minutes. Complications were usually mild, including 1 case of gastrointestinal perforation was treated endoscopically, 5 cases acute pancreatitis, 7 cases of bleeding. The complete stone clearance rate by NSMTND in the group with distal stone location, stone size <15mm, single stone, and non-angulated common bile duct was 98.0%, 87.3%, 92.3%, and 96.4% respectively, significantly higher (p<0.05) compared to the other groups. The accumulated stones clearance rate after the second and third times NSMTND is 85.7% and 89.6% respectively. Conclusion: Endoscopic retrograde cholangiopancreatography is an easily performed procedure with a high success rate of stone removal and few serious complications.

TTKHCNQG, CVv 46