Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,026,277
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Ung thư học và phát sinh ung thư

BB

Nguyễn Văn Phúc, Hoàng Minh Đức, Lê Văn Lập, Lê Tư Hoàng, Quách Văn Kiên

Kết quả phẫu thuật điều trị u trung mô trực tràng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2015-2021

Outcomes of surgical treatment for patients with rectal mesenchymal tumors at Vietduc Hospital period of 2015- 2021

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

1

28-32

1859-1868

Các khối u trung mô trực tràng là một loại hiếm gặp của ung thư đường tiêu hóa, chiếm dưới 5% tổng số ung thư đường tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị cũng như tiên lượng của những loại u này có nhiều điểm khác biệt với u biểu mô. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu; 30 bệnh nhân có khối u trung mô trực tràng được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2021. Kết quả: Trong số 30 bệnh nhân, tỷ lệ giới tính là 43,3% nữ và 56,7% nam, với tuổi trung bình là 58,9 tuổi (32-79). Các loại khối u được ghi nhận là: u mô đệm đường tiêu hóa (GIST): 19 ca (63,3%), u hắc tố ác tính: 9 ca (30%), u cơ trơn ác tính: 2 ca (6,7%). Biểu hiện của bệnh đa dạng, phong phú thường gặp nhất là ỉa máu (70%). Các phương pháp phẫu thuật được thực hiện: Cắt u qua đường hậu môn: 15 ca (50%), cắt cụt trực tràng: 6 ca (20%), cắt đoạn trực tràng nối ngay: 8 ca (26,7%), làm hậu môn nhân tạo trên u: 1 ca (3,3%). Kết quả sớm sau mổ: hay gặp nhất là nhiễm trùng vết mổ có 5 trường hợp 16,67%, biến chứng sau mổ, phân độ theo thang điểm Clavien- dindo là độ I. Kết quả xa: Có 28/30 bệnh nhân liên lạc được. Tỷ lệ sống sau 5 năm phẫu thuật là: GIST: 16/17 bệnh nhân (94,1%), u hắc tố ác tính: 5/9 bệnh nhân (55,6%), u cơ trơn ác tính: 2/2 bệnh nhân (100%). Có 6 bệnh nhân tử vong do tái phát hoặc di căn (21,4%), không có trường hợp tử vong do nguyên nhân khác. Kết luận: U trung mô trực tràng thường không có biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng đặc hiệu. U chủ yếu hay gặp là GIST (63,33%), u hắc tố ác tính (30%). Phẫu thuật điều trị các khối u trung mô trực tràng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cho thấy kết quả ban đầu khả quan.

Rectal mesenchymal tumors are a rare subset of gastrointestinal cancers, accounting for less than 5% of all gastrointestinal cancers. Clinical and paraclinical manifestations, treatment and prognosis of these tumors are different from epithelial tumors. Methods: A retrospective descriptive study was conducted on 30 patients with rectal mesenchymal tumors who underwent surgery at Viet Duc Hospital between January 2015 and December 2021. Results: Among the 30 patients, 43.3% were female and 56.7% were male, with an average age of 58.9 years (ranging from 32 to 79 years). Tumor types identified were: Gastrointestinal stromal tumors (GIST): 19 cases (63.3%), Malignant melanoma: 9 cases (30%), Malignant leiomyosarcoma: 2 cases (6.7%). Symptoms of the disease are diverse and abundant, the most common is bloody stools. Surgical methods used: Local excision via the anus: 15 cases (50%), Rectal amputation: 6 cases (20%), cut the rectal segment immediately: 8 cases (26,7%), create an artificial anus on the tumor 1 cases (3,3%). Early Results: There were 5 cases of wound infection, accounting for 16,67% of complications, all occurring after open rectal resection. Long-term Results: Follow-up was successful for 28/30 patients. Survival rates after 5 years were: GIST: 16/17 patients (94.1%), Malignant melanoma: 5/9 patients (55.6%), Malignant leiomyosarcoma: 2/2 patients (100%) There were 6 deaths due to recurrence or metastasis (21.4%), and no deaths from other causes. Conclusion: Rectal mesenchymal tumors often have no specific clinical or paraclinical manifestations. The tumors are mainly Gist (63.33%), melanoma (30%). The surgical treatment of rectal mesenchymal tumors at Viet Duc Hospital has shown promising initial results, particularly with minimally invasive techniques. However, variations in survival rates among different tumor types suggest the need for further follow-up and larger studies to confirm long-term outcomes.

TTKHCNQG, CVv 46