Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,999,051
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Giải phẫu học và hình thái học

BB

Ngô Hồng Ngọc, Trần Viết Luân

Khảo sát giải phẫu đường dẫn lưu xoang trán và đánh giá mối liên quan với tình trạng viêm xoang trán bằng phần mềm dựng hình 3 chiều

Identification of frontal sinus drainage pathway anatomy and its relation to frontal sinusitis by using 3D reconstruction software

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2025

3

271-276

1859-1868

Sự phức tạp của giải phẫu đường dẫn lưu xoang trán thường gây khó khăn cho các phẫu thuật viên Tai Mũi Họng. Nắm được sự thay đổi đa dạng về giải phẫu vùng này có vai trò rất quan trọng trong thực hành lâm sàng. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phần mềm dựng hình ba chiều phân tích hình ảnh CT scan mũi xoang nhằm khảo sát các đặc điểm giải phẫu của đường dẫn lưu xoang trán và mối liên quan với tình trạng viêm xoang trán. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phần mềm Stryker Building Blocks để xác định các tế bào ngách trán và mối liên quan với đường dẫn lưu xoang trán. Phân tích thống kê tìm ra mối liên quan giữa sự hiện diện các tế bào ngách trán và các loại đường dẫn lưu xoang trán với tình trạng viêm xoang trán. Kết quả: 1008 xoang trán được khảo sát (375 xoang trán bị viêm) của 504 bệnh nhân, tuổi từ 16-94. 962 xoang trán có tế bào ngách trán nhóm phía trước (chiếm 95,44%), 783 xoang trán có tế bào ngách trán nhóm phía sau (chiếm 77,68%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng viêm xoang trán và sự hiện diện của tế bào trên agger nasi trán (SAFC), tế bào trên bóng sàng trán (SBFC) và tế bào trên ổ mắt (SOEC). Có mối liên quan giữa tình trạng viêm xoang trán và sự hiện diện cùng lúc cả 3 nhóm tế bào phía trước, nhóm tế bào phía trong và nhóm tế bào phía sau. Đường dẫn lưu xoang trán chạy phía sau bóng sàng (BE) trong 27 trường hợp xoang trán không viêm, không ghi nhận ở các trường hợp viêm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Mặc dù tỉ lệ hiện diện thấp nhưng SAFC, SBFC và SOEC có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng viêm xoang trán. Đường dẫn lưu xoang trán đi phía sau bóng sàng chỉ xảy ra ở nhóm không viêm xoang trán.

The complexity of frontal sinus drainage pathway anatomy poses a challenge for otolaryngologists. A comprehensive understanding of frontal cells and their impact on the frontal sinus outflow tract is crucial. Our study uses three-dimensional reconstruction software to analyze computed tomography images with the aim of examining the anatomical characteristics of the frontal sinus drainage pathway types, the frontal recess cells, and their association with frontal sinusitis. Methods: This is a cross-sectional descriptive study using Stryker Building Blocks software to identify frontal recess cells and their relationship with the frontal sinus drainage pathways. Statistical analysis was performed to determine the association between the frontal recess cells and the types of frontal sinus drainage pathways with frontal sinusitis. Results: A total of 1,008 frontal sinuses (375 with sinusitis) from 504 patients, aged 16-94 years were included. The anterior cells group was present in 962 frontal sinuses (95.44%), while 783 frontal sinuses had posterior recess cells (77.68%). There was a statistically significant association between frontal sinusitis and the presence of supra agger nasi frontal cells (SAFC), supra bulla frontal cells (SBFC), and supraorbital ethmoidal cells (SOEC). An association was also found between frontal sinusitis and the simultaneous presence of all three cells’ groups: anterior, medial, and posterior cells. In 27 non-inflamed frontal sinuses, the drainage pathway was observed to run posteriorly to the ethmoid bulla (BE), a phenomenon not seen in affected cases, with this difference being statistically significant. Conclusion: Although their prevalence is low, SAFC, SBFC, and SOEC are significantly associated with the development of frontal sinusitis. The types of frontal sinus drainage pathways did not differ significantly between the sinusitis and non-sinusitis groups, except for the occurrence of the posteriorly-directed frontal sinus drainage pathway behind the BE, which was only observed in the non-sinusitis group.

TTKHCNQG, CVv 46