



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
Điều trị tích cực và hồi sức cấp cứu
BB
Trầm Minh Toàn, Trương Minh Giảng
Khảo sát mối liên quan giữa tổng lượng dịch tinh thể truyền trong 24 giờ đầu với tỷ lệ tử vong trong viện ở bệnh nhân chấn thương nặng
Correlation between total crystalloid volume administered in the first 24 hours and in-hospital mortality rate in critically injured patients
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2025
3
249-253
1859-1868
Hồi sức với dịch tinh thể nhằm khôi phục thể tích tuần hoàn là nền tảng trong cấp cứu chấn thương, tuy nhiên việc bù dịch tinh thể quá mức có thể gây ra các kết cục bất lợi. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa tổng lượng dịch tinh thể truyền trong 24 giờ đầu với tỷ lệ tử vong nội viện và suy đa cơ quan (MODS) ở bệnh nhân chấn thương nặng. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang mô tả có phân tích, được thực hiện trên các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy với điểm độ nặng chấn thương (ISS) ≥16; những bệnh nhân tử vong sớm (trong vòng 48 giờ đầu) bị loại trừ khỏi nghiên cứu. Kết quả: Có 177 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu, trong đó 9 trường hợp tử vong và 19 trường hợp suy đa cơ quan. Dịch tinh thể truyền trong 24 giờ đầu không là yếu tố tiên đoán độc lập tử vong nội viện. Tuy nhiên, lượng dịch tinh thể trong 24 giờ lại liên quan độc lập tới MODS với OR 1,39, KTC 95% là 1,13 - 1,71 và tổng lượng dịch tinh thể ≥5 L liên quan độc lập MODS với OR 8,59, KTC 95% là 1,45 - 50,8. Kết luận: cần thiết lập giới hạn dịch truyền hợp lý trong hồi sức chấn thương để hạn chế niến chứng bất lợi suy đa cơ quan.
Crystalloid fluid resuscitation aimed at restoring circulatory volume is fundamental in trauma emergency care. However, excessive crystalloid resuscitation may lead to adverse outcomes. Objective: To investigate the correlation between the total volume of crystalloid fluid administered within the first 24 hours and the rates of in-hospital mortality and multiple organ dysfunction syndrome (MODS) in severely injured trauma patients. Study Methods: This retrospective, cross-sectional descriptive study with analytical components was conducted on patients aged 18 years or older admitted to the Emergency Department at Cho Ray Hospital with an Injury Severity Score (ISS) of ≥16. Patients who died within the first 48 hours were excluded from the study. Results: A total of 177 patients met the inclusion criteria, with 9 cases of mortality and 19 cases of multiple organ dysfunction syndrome (MODS). The results indicate that the volume of crystalloid fluids administered within the first 24 hours was not an independent predictor of in-hospital mortality. However, the total amount of crystalloid fluids administered in the first 24 hours was independently associated with MODS, with an odds ratio (OR) of 1.39 and a 95% confidence interval (CI) of 1.13 - 1.71. Notably, when the total crystalloid volume administered reached 5 liters or more, the risk of MODS increased significantly, with an OR of 8.59 and a 95% CI of 1.45 - 50.8. Conclusion: It is essential to establish reasonable fluid administration limits during trauma resuscitation to mitigate the risk of adverse outcomes such as multiple organ dysfunction syndrome.
TTKHCNQG, CVv 46