



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
14
Các vấn đề khoa học giáo dục khác
BB
Trần Trung, Phạm Kim Chung, Nguyễn Thu Phương
Kiến tạo hệ sinh thái giáo dục số: cấu trúc và mô hình
Building a digital education ecosystem: structure and model
Tạp chí Giáo dục
2025
5
1-6
2354-0753
Chuyển đổi số đang định hình lại giáo dục, đòi hỏi phải tích hợp công nghệ vào mọi khía cạnh của việc dạy và học. Quá trình này đòi hỏi một hệ sinh thái giáo dục số toàn diện, trong đó cơ sở hạ tầng, chính sách, trường học, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhà cung cấp hoạt động đồng bộ. Bài viết trình bày các quan điểm lý thuyết và đề xuất các khuyến nghị triển khai, hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ trong việc thiết kế và áp dụng các giải pháp thực tế. Cụ thể, nghiên cứu phân tích và đề xuất các yếu tố chính trong việc xây dựng hệ sinh thái giáo dục số, bao gồm các nền tảng công nghệ, nội dung số, giáo viên, học sinh, phụ huynh và các chính sách hỗ trợ. Ngoài việc đề xuất một mô hình tích hợp giữa các thành phần để tối ưu hóa trải nghiệm của người học và cải thiện hiệu quả giảng dạy, bài viết thảo luận về những thách thức đáng kể, chẳng hạn như khoảng cách công nghệ và hạn chế về nguồn lực. Đồng thời, các giải pháp thực tế được đề xuất để khắc phục những rào cản này và hướng tới một nền giáo dục số bền vững và hiệu quả.
Digital transformation is reshaping education, necessitating technology integration into all aspects of teaching and learning. This process requires a comprehensive digital education ecosystem where infrastructure, policies, schools, teachers, students, parents, and suppliers operate synchronously. The article presents theoretical perspectives and proposes implementation recommendations, supporting education managers, researchers, and technology enterprises in designing and applying practical solutions. Specifically, the research analyzes and proposes key factors in building a digital education ecosystem, including technology platforms, digital content, teachers, students, parents, and support policies. In addition to proposing an integration model between components to optimize the learner experience and improve teaching efficiency, the article discusses significant challenges, such as technology gaps and resource constraints. At the same time, practical solutions are proposed to overcome these barriers and move towards a sustainable and effective digital education.
TTKHCNQG, CVv 216