Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,189,151
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

06

Kinh doanh và quản lý

BB

Vũ Quỳnh Nam, Chu Thúc Đạt

Nâng cao hiệu quả quản lý nhãn hiệu cộng đồng cho sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp: Nghiên cứu tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Enhancing the effectiveness of collective trademark management for OCOP products and agricultural products: A study in the Northern midlands and mountainous region

Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2025

4

18-22

1859-4794

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và sản phẩm nông nghiệp trở thành yêu cầu cấp thiết. Những sản phẩm này không chỉ cần đảm bảo chất lượng, mẫu mã hấp dẫn và giá trị văn hóa đặc trưng mà còn cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để xây dựng thương hiệu bền vững. Tuy nhiên, nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về vai trò của bảo hộ tài sản trí tuệ còn hạn chế. Sau khi được bảo hộ, chất lượng sản phẩm chưa được duy trì ổn định, xung đột lợi ích trong cộng đồng phát sinh, trong khi việc xử lý vi phạm và cạnh tranh không lành mạnh còn chậm trễ. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về quản lý nhãn hiệu cộng đồng nhằm bảo vệ thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm. Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng cấp quyền SHTT, quy trình quản lý và kiểm soát sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng thời, nghiên cứu làm rõ những thách thức trong quản lý nhãn hiệu cộng đồng, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ thương hiệu và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp.

In the context of global integration, the development of OCOP (One commune one product) products and agricultural goods has become an urgent necessity. These products not only need to meet high standards of quality, attractive designs, and distinct cultural values but also be protected under intellectual property rights to establish a sustainable brand. However, the awareness of local residents and authorities of the importance of intellectual property protection remains limited. After obtaining protection, product quality is not consistently maintained, conflicts of interest arise within the community, while violations as well as unfair competition are not addressed promptly. This underscores the pressing need for effective community trademark management to safeguard brand identity and enhance product value. This study focuses on analysing the current state of intellectual property rights registration, the management and monitoring processes for OCOP products, and agricultural goods in the midland and mountainous regions of northern Vietnam. Additionally, it examines the challenges in managing community trademarks and proposes solutions to improve management efficiency, protect brand integrity, and promote the sustainable development of OCOP products and agricultural goods.

TTKHCNQG, CVv 8